![AIS-logo-final](http://zerostationvn.org/ga0/wp-content/uploads/2016/08/AIS-logo-final-1.jpg)
(kéo xuống để đọc tiếng Việt)
1. Announcement of the two selected projects
As you may or may not have known, Asian In/VISIBLE Station is a project co-organized by ZeroStation and the Japan Foundation, Asia Center. The project aims to open up diverse conversations between the local and regional landscape through art and culture. ZeroStation acts as a facilitating and network connecting agent for these conversations within the project.
As the project facilitator, ZeroStation has called for project proposals from our local partners so that we can select projects to be funded for execution during the AIS’ phase 2 from October to December 2016.
Within a month of open calls for proposals, we have received a total of 12 proposals from 16 artists and artist groups.
7 of our local partners have yet sent a proposal for the AIS project. On the other hand, some proposals were submitted by those who are not in our official partner platform.
All these proposals consist of very interesting ideas, some are even unique. However, after careful consideration, especially weighing on the visible and invisible elements in these proposals, which are the encompassing concept of the project, we have selected two final ones for second phase of the AIS project:
- The first project is by independent filmmaker Truong Minh Quy, called “Out of Frame”. The idea revolves around an underground film festival to be organized in October 2016.
- The second project was submitted by curator Pham Thi Thu Thuy, called “Saigon Unfolded.” This is a community art project to be executed in December 2016.
It’s necessary to mention at this point that each and every one of the proposals submitted are interesting and feasible in different ways, and so, we have admittedly struggled to finalize our decision for selection.
Nevertheless, from our subjective point of view, these projects qualify for selection because they suffice in terms of scale, concept, and execution timeline given the organizational and financial framework of AIS. Truong Minh Quy’s project potentially opens up new ways to look at and organize art and the film community. Meanwhile, Pham Thi Thu Thuy’s project intentionally introduces a refreshing interpretation of the public space, not in a collective sense, but as a source of individual stories. The project in particular seems to be created just for AIS, because it examines hidden possibilities more than signifying what have been visualized before.
For such reasons, these two projects are more fitting to the AIS project than others, and are selected to be funded within AIS framework.
2. General introduction of the selected projects
A. ‘Out Of Frame’ project
Curated by: the Out Of Frame team
Represented by: Truong Minh Quy
Co-organized by: ZeroStation and the Out Of Frame team
OutOfFrame (OOF) is a synthetic project including exhibition, motion display (of film, video art, music video) with an experimental approach to the public. The project aims to question the relation between cinemas and its audience, film as an incident of awareness, not purely a form of entertainment. It also opens up new ways to understand about the cinema’s audience: Who are they? Are they the unknown faces whose life perspective quietly changed by the film they have watched, or the renowned critics approaching films as subjects of judgment and evaluation?
In terms of organization, this is a special film festival with estimated 10 independent films and 5 filmmakers from South East Asia meeting in Saigon. The screenings will take place at public spaces all around Saigon, diverse in venues (from the coffee shops, private houses, etc.) and in time (night or day). The project will also select a group of ‘experimental audience’, who commit to follow the project from A to Z: they will watch all of the films, write reviews and discuss with the selected artists who got their films featured in the entire program.
Events will be organized in between the process of screening and watching the actuals movies, recording the interaction and dialogues between the experimental audience and artists, as well as among the audience themselves.
This project represents the space for conversations, a platform to open up the unknown possibilities. Art is no longer just a product for entertainment as too often seen, but acts as a station, a kick to improve and enrich the audience, changing their behavior and awareness on the way.
Here the ‘We’ has the opportunity to converse with the ‘They’, the close and the far, the intimate and the neglected, the local and the regional, in the most creative, most challenging way, escaping all the risks of political correctness.
Execution timeline: 23 – 29 October 2016.
B.‘Saigon Unfolded’ PROJECT
Curated and organized by Vietnamese Sports and Culture Newspaper
Represented by: Pham Thi Thu Thuy
Co-organized and curated by ZeroStation
District 8 is an underdeveloped area of the city, and thus it is still able to preserve remnants of the old Saigon, such as the warehouse and Binh Dong shipyard. Pham Thi Thu Thuy, co-organizer and curator of this project along side with ZeroStation, lives in District 8. She made an interesting observation that most of the district’s residents are Northerners migrated here since 1954. The area is far away from the city center as well as shrouded from cultural enlightenment and exposure comparing to other parts of the city. Saigon itself is a city of migrants. To this extent, District 8 can be seen as a miniature of the city with migrants from all places gathering here to make a living.
For the project, Pham Thi Thu Thuy will turn District 8 into a unique platform, by inviting one Vietnamese artist and one foreign artist to come here, do research and utilize art, murals specifically, to open multi-dimensional dialogues within the district. The local will converse with the regional; the close-by will talk to the far-away. This is basically a community art project, however, due to the multi-dimensional dialogues it creates, it becomes conceptual, it gives the stage for thinking, responding, and debating, more than promoting just one-dimension messages.
Execution timeline: phase 1 (research phase): October 2016, phase 2 (execution phase): December 2016
1. Công bố tên hai dự án được tuyển lựa
Như các bạn đã biết, dự án trạm Ẩn/HIỆN châu Á là dự án do Ga 0 và trung tâm Châu Á, Quỹ Nhật Bản đồng tổ chức. Ý đồ chính của dự án là tìm cách mở ra các cuộc đối thoại đa chiều giữa địa phương và khu vực thông qua nghệ thuật và văn hoá. Ở dự án này, Ga 0 trở nên một trạm kết nối cho các đối thoại nói trên.
Để thực hiện vai trò là bệ đỡ, Ga 0 đã kêu gọi các bạn đường gửi các dự án để Ga 0 chọn lựa tài trợ thực hiện cho quý 2 của dự án, từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2016
Tổng cộng từ khi kêu gọi nộp dự án cho đến khi hết hạn nộp là trong vòng trên dưới một tháng, chúng tôi nhân được 12 dự án, từ 16 nghệ sĩ và nhóm nghệ sĩ.
Trong số các nghệ sĩ và nhóm nghệ sĩ là bạn đường của Ga 0, có 7 nhóm/nghệ sĩ chưa gửi kế hoạch dự án, và cũng có một số kế hoạch được gửi từ những nghệ sĩ và nhóm nghệ sĩ chưa phải là bạn đường chính thức của Ga 0.
Tất cả các dự án này đều có các ý tưởng thú vị và một số rất độc đáo. Tuy nhiên sau khi cân nhắc nhiều khía cạnh, trong đó đặc biệt là các khía cạnh tương quan giữa cái ‘tàng hình’ và cái ‘vô hình’, theo lõi cốt ý niệm của dự án chung, cũng như khía cạnh khả năng kết nối, khía cạnh về tài chính và thời gian của các dự án, chúng tôi đã quyết định chọn lựa hai dự án cho kì thứ hai của dự án tổng trạm Ẩn/HIỆN châu Á.
1. Dự án thứ nhất do giám tuyển/nhà làm phim độc lập Trương Minh Quý lập có tên là ‘Ngoài khung hình’, là một liên hoan điện ảnh underground, với thời gian dự định thực hiện vào tháng 10 năm 2016.
2. Dự án thứ hai của giám tuyển Phạm Thị Thu Thuỷ, có tên là ‘Những câu chuyện Sài Gòn’ – là một dự án nghệ thuật cộng đồng, với thời gian thực hiện vào tháng 12 năm 2016.
Cần phải nói ở đây là, tất cả các kế hoạch chúng tôi nhận được đều độc đáo theo những cách khác nhau, đều khả thi theo những cách khác nhau, và chính vì thế, đã có rất nhiều băn khoăn và cân nhắc trong quá trình xét chọn dự án. Song tiêu chuẩn quan trọng nhất mà chúng tôi lấy làm điểm tựa để chọn lựa hai dự án trên nằm ở việc, theo chủ quan của chúng tôi, cả hai dự án này, cả về tầm mức (project scale), cả về ý đồ (concept), cả về thời gian (execution timeline), đều thoả mãn nhất với các ý đồ cũng như các khía cạnh tổ chức và tài chính của dự án tổng trạm Ẩn/HIỆN châu Á.
Nghĩa là, cả hai dự án này – với dự án của Trương Minh Quý: cố tình mở ra khả thể cho một cách tổ chức nghệ thuật, cách quan niệm về cộng đồng điện ảnh kiểu khác, và với dự án của Phạm Thị Thu Thủy, cố tình mở ra một cách hiểu về không gian công cộng kiểu khác, không chỉ có tính tập thể, mà còn là nguồn mạch của nhiều câu chuyện cá nhân, dường như đều được lập ra dành riêng cho dự án trạm ẨN/HIỆN châu Á – là một dự án nhằm khảo sát các khả thể ẩn giấu, chưa thấy rõ, hơn là một dự án tôn vinh những gì đã hiện hữu.
Chính ở đây, cả hai dự án này đã nhỉnh hơn các dự án khác và đó là lý do chúng tôi quyết định chọn chúng để tài trợ thực hiện.
2. Giới thiệu sơ lược về hai dự án được tuyển lựa
A. DỰ ÁN ‘NGOÀI KHUNG HÌNH’ (‘OUT OF FRAME’ PROJECT)
Giám tuyển: Nhóm Ngoài Khung Hình
Đại diện: Trương Minh Quý & Trần Duy Hưng
Đồng tổ chức: Ga 0 & nhóm Ngoài Khung Hình
OutOfFrame (OOF) là một dự án tổng hợp bao gồm triển lãm, trình chiếu hình ảnh động (phim, video art, music video) trong mối liên kết thể nghiệm với công chúng. Dự án này nhằm đặt lại câu hỏi về mối quan hệ giữa người xem với điện ảnh, trong vai trò là một biến cố (awareness) mang tính nhận thức chứ không chỉ một sự kiện mang tính giải trí. Dự án này cũng nhằm mở ra cách hiểu mới về công chúng điện ảnh. Công chúng điện ảnh họ là ai? Họ, những người vô danh, được điện ảnh thay đổi nhận thức về cuộc đời thực một cách lặng lẽ hay là những nhà phê bình có tên tuổi luôn tiếp cận với bộ phim như một đối tượng để bình phẩm và đánh giá.
Về mặt thực hiện, đây là một liên hoan phim đặc biệt với khoảng 10 bộ phim độc lập và khoảng 5 các tác giả được mời tới Sài Gòn từ Đông Nam Á. Các buổi chiếu phim sẽ được tổ chức ở các địa điểm công cộng khắp thành phố Sài Gòn, và đa dạng về mặt địa điểm từ quán cà phê, nhà riêng, cho tới đa dạng về mặt thời gian, ban ngày hay ban đêm. Sẽ có một lượng khán giả được gọi là khán giả dấn thân tức những người cam kết theo hết dự án, xem hết các bộ phim, viết bình luận và trao đổi với các nghệ sĩ từ Đông Nam Á, v.v
Sẽ có rất nhiêu sự kiện được tổ chức trong quá trình chiếu phim và xem phim, quá trình tương tác đối thoại giữa các khá giả dấn thân và các nghệ sĩ, cũng như với chính các khán giả với nhau
Đây chính là một không gian đối thoại, theo nghĩa, một địa bàn để mở ra được cái chưa biết, cái khả thể (possibilities). Tại nơi đây, nghệ thuật điện ảnh đã không chỉ là một vật phẩm giải trí như thường thấy, mà là một trạm, một ga, một cú hích. Nhờ đó, nhiều hành vi và nhận thức được cơi nới và làm cho những ngườ tham gia trở nên giàu có.
Ở đây, cái ta (the We) lại có cơ hôi đối thoại với cái họ (the They), cái gần với cái xa, cái thiết thân với cái thờ ơ, cái địa phương với cái khu vực theo một cách sáng tạo nhất, thách thức nhất, và thoát khỏi mọi nguy cơ của sự dĩ hoà vi quý (political correctness). Không cần phải nói. đây cũng chính là cốt lõi ý niệm chung của trạm Ẩn/HIỆN châu
Dự kiến tổ chức: 23 – 29/10 năm 2016
Email: oof.fest@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/oof.fest/?fref=ts
B. DỰ ÁN ‘NHỮNG CÂU CHUYỆN SÀI GÒN’ (‘SAIGON UNFOLDED’ PROJECT)
Giám tuyển và tổ chức: báo Thể Thao & Văn Hoá
Đại diện: Phạm Thị Thu Thuỷ
Đồng giám tuyển và tổ chức: Ga 0
Quận 8 là khu chậm phát triển nên vẫn còn giữ được những cái cũ của Saigon (như nhà kho, bến thuyền, bến Bình Đông), chị Phạm Thị Thu Thuỷ – người đồng tổ chức và giám tuyển dự án này với Ga 0 hiện đang sinh sống ở khu vực quận 8. Trong quá trình sinh sống ở đây, chị quan sát thấy cư dân quận 8 phần lớn người di cư từ Bắc vào từ năm 1954. Khu này là vùng đất chậm phát triển, xa trung tâm, ánh sáng văn hoá kém hơn các vùng khác. Thành phố Sài Gòn là một thành phố di cư, do đó quận 8 cũng có thể coi là một bản thu nhỏ về Sài Gòn nói chung, nhìn từ góc độ nơi đây là tụ điểm của những con người di cư từ khắp nơi tìm về.
Trong dự án này, chị Phạm Thị Thu Thuỷ sẽ tìm cách biến chính quận 8 thành một môi trường đối thoại qua việc mời một nghệ sĩ Việt nam và một nghệ sĩ nước ngoài tới đây nghiên cứu và dùng nghê thuật – cụ thể là tranh tường, mở ra một không gian đối thoại đa chiều ngay trong quận 8 này. Trong không gian này, cái địa phương sẽ đối thoại với cái khu vực, cái sát sườn gần gũi sẽ đối thoại với cái xa cách, ta sẽ đối thoại với họ. Là một dự án nghệ thuật công cộng, song, chính bởi không gian đối thoại nhiều chiều mà dự án này muốn mở ra, nó cũng lạ là một dự án mang tính ý niệm ở chỗ, nó tìm cách trở nên một địa bàn của suy ngẫm, phản hồi, tranh luận hơn là một địa bàn đơn thuần của sự quảng bá các thông điệp một chiều.
Dự kiến tổ chức: giai đoạn 1 (nghiên cứu) trong tháng 10-11 & giai đoạn 2 (thực hiện) trong tháng 12 năm 2016
Website: http://thethaovanhoa.vn/