(Please scroll down for English)
Nguyễn Như Huy, Giám đốc Ga 0, Giám đốc nghệ thuật dự án Trạm Ẩn Hiện Châu Á
1. Sự kiện
Trong thế giới nghệ thuật-cảnh diễn ở thời điểm hiện tại, bất kì ai khi nghe đến chữ sự kiện (tiếng Anh là event), đều sẽ liên tưởng tới điều gì đó có tính số đông, công cộng, hào nhoáng. Sự kiện, có nghĩa là điều gì gây chú ý đặc biệt tới số đông, hấp dẫn số đông, thu hút sự chú ý từ truyền thông. Sự kiện nghệ thuật. Sự kiện ra mắt sách. Sự kiện khai trương phòng triển lãm. Sự kiện triển lãm bom tấn của các nghệ sĩ cá mập, v.v. và v.v.
Tuy nhiên, có một cách hiểu về chữ sự kiện kiểu khác. Trong tiếng Anh, chữ sự-kiện này thường được dùng để dịch chữ tiếng Đức là Ereignis. Tuy nhiên, chữ event, bất chấp sự tương đương nào đó về bề mặt với chữ Ereignis, đã không thể chuyên chở được ý nghĩa sâu xa của chữ tiếng Đức này, tức một ý nghĩa từng được triết gia Đức Heidegger phân tích kĩ lưỡng trong. Bàn sâu về chữ Ereignis không phải là điều tôi muốn làm ở đây, và có muốn cũng không đủ sức làm. Ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng, khác với cách hiểu về sự kiện như điều gì được dàn dựng chuẩn bị và tổ chức kĩ lưỡng để thu hút sự chú ý của số đông và truyền thông theo cách hiểu hiện đại ngày nay, chữ sự kiện/sự biến ( ereignis/đôi khi còn được dịch là come to pass) theo cách diễn giải của Heidegger có thể coi là một trạng thái xuất thần, một cú khai mở, một sự đốn ngộ, mà khi nó xẩy ra, nó làm thay đổi toàn bộ kẻ chứng kiến, vừa là kẻ tham dự, kẻ là nguyên nhân, vừa là hậu quả của chính sự kiện đó. Sự kiện, hiểu theo cách này, chính là khoảnh khắc chân lý xuất hiện. Và chân lý, cũng theo Heidegger, là điều hoạt động trong tác phẩm nghệ thuật.
Hiểu theo cách trên, một sự kiện nghệ thuật được coi là một sự kiện nghệ thuật, theo nghĩa Ereignis, thì không phải chỉ bởi nó hoành tráng, hào nhoáng, thu hút đám đông bề ngoài, mà còn bởi (và có lẽ nhất là bởi)¬–nó có khả năng tạo ra biến cố, sự biến về mặt chiều sâu, tức là nó có thể làm cho chân lý xảy ra và đưa toàn bộ những người chứng kiến tham dự vào cái chân lý đó. Hiểu theo cách này, sự kiện nghệ thuật có thể diễn ra ở trung tâm hội nghị quốc gia với hàng ngàn người xem, có thể hoành tá tràng kiểu có sự tham dự của chủ tích nước hay các đại giám tuyển quốc tế với truyền thông hoành tráng, nhưng nó cũng có thể xảy ra nơi 1 quán coffe nhỏ bé, với 1 nhúm người vẫn tin vào sức mạnh tạo ra chân lý của nghệ thuật đang cãi nhau bét nhè, nó cũng có thể xảy ra nơi một góc thành phố chả ai biết tới, thậm chí với chỉ một hai công chúng say mê và cam kết; sự kiện có thể là các tác phẩm dàn dựng hùng vĩ, các ý tưởng to tát về nhân loại hay môi trường sống, nhưng nó cũng có thể chỉ là một buổi đọc sách nhóm và thảo luận hết đêm. Hiểu theo cách này, về mặt “tổ chức”, Sự kiện có thể là dưới bất kì hình thức nào, địa điểm nào, quy mô nào, miễn là nó làm cho được chân lý xảy ra (theo các cách riêng). Nếu không có được sự xảy ra tiên quyết đó, thì dù hào nhoáng đến đâu, cái gọi là sự kiện nghệ thuật đó cũng chỉ là một thứ hổ giấy, khổng lồ chân đất sét—hay có thể mượn lời của Sol Lewitt, “mọi dàn dựng hoành tráng không thể cứu vãn nổi các ý tưởng vô vị”
Hy vọng ba dư án/sự kiện của ba giám tuyển độc lập địa phương Nguyễn Bích Trà, Châu Hoàng, và Dương Mạnh Hùng được thực hiện vào cuối tháng Ba năm 2018 là các sự kiện theo cách diễn giải của Heidegger
2. Quỹ
Đối với các khu vực vùng sâu vùng xa của thế giới nghệ thuật, đặc biệt tại những nơi như Việt Nam, mà ở đó, nghệ thuật đương đại nằm ngoài khu vực thương mại và tài trợ văn hoá, quỹ tài trợ nghệ thuật đương đại là một chủ đề quan trọng. Rõ ràng là với một dạng thực hành nghệ thuật vừa không thể sản tạo ra tiền bạc, vừa bị đặt ra ngoài vòng hỗ trợ của nhà nước (thậm chí nhiều khi còn bị gây khó dễ), nếu thiếu đi sự tài trợ nghệ thuật từ các quỹ văn hoá nghệ thuật quốc tế, nghệ thuật đương đại, hiểu như công cụ suy tư, công cụ làm cho chân lý xuất hiện, rất khó tồn tại, nếu không muốn nói là bất khả. Cần phải hiểu tính tích cực của các quỹ tài trợ nghệ thuật không chỉ ở góc độ nguồn lực tiền bạc, mà cón ở góc độ tạo mạng lưới, kết nối các nghệ sĩ với nhau, không chỉ trong quốc gia, mà còn trong khu vực và xa hơn. Có nhiều chủ đề xảy ra xung quanh tính hiệu quả của các quỹ văn hoá. Ở đây tôi chỉ tập trung vào cách sử dụng quỹ của Ga 0 trong dự án cụ thể, Trạm ẩn hiện châu Á, từ 2016-2018
Ga0 là một trong ba tổ chức tại châu Á nhận được tài trợ từ trung tâm châu Á thuộc quỹ Nhật Bản đễ tổ chức và giám tuyển dự án Trạm Ẫn Hiện Châu Á. Đây là một dự án liên nguyên tắc và liên quốc gia kéo dài trong ba năm từ 2016 đến 2018, cũng như mở rộng ra toàn châu Á. Nghệ sĩ từ Việt Nam đi ra châu Á để làm việc, thảo luận cũng như các nghệ sĩ giám tuyển quốc tế tới Việt Nam để làm việc, thảo luận trong phạm vi của dự án này. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của dự án Trạm Ẩ Hiện Châu Á không chỉ ở góc độ giám tuyển các dự án, mà còn ở góc độ tổ chức nó, mà cụ thể là góc độ sử dụng quỹ do Ga0 được tài trợ.
Ngay từ ban đầu, được tạo điều kiện và giúp đỡ tận tình từ trung tâm châu Á, quỹ Nhật Bản, Ga0 đã đưa ra ý tưởng, bản thân Ga0 cũng chỉ là một trạm kết nối các không gian nghệ thuật và nghệ sĩ khác trong khu vực với nhau và với quỹ. Nói cụ thể là, thay vì sự dụng toàn bộ quỹ cho các hoạt động của Ga0, Ga0 đã chia sẻ quỹ này cho các nhóm và các giám tuyển địa phương theo hình thức phân nhánh. Có Nghĩa là, sau khi nhận quỹ từ trung tâm Châu Á, Quỹ Nhật Bản, Ga 0 đã tiếp tục kêu gọi các nghệ sĩ/giám tuyển địa phương cũng như châu Á, đưa ra các ý tưởng và dự án. Ga0 sẽ sử dụng quỹ mà Ga0 nhận được, chia sẻ cho các dự án thú vi của các nghệ sĩ /giám tuyển độc lập địa phương khác. Mô hình hoạt động này có lợi điểm là bản thân Ga0, như một thực thể gắn bó hữu cơ với khung cảnh địa phương có hiểu biết rõ về nhu cầu cũng như con người cụ thể tại địa phương, thế nên nó có thể sử dụng quỹ một cách hiệu quả nhất, theo nghĩa, các dự án và con người thực chất sẽ nhận được nguồn lực hỗ trợ để thực hiện. Bản thân sự chia sẻ này cũng chính là một hành vi kết nối, mà ở đó, Ga0 trở nên một trạm trung gian nối các hoạt động và con ngừời không chỉ tại Việt Nam mà còn châu Á với nhau thông qua các dự án nghệ thuật.
Dự án Hội hè giám tuyển này chính là một sự chia sẻ và kết nối như vậy, khi ba giám tuyển địa phương là Châu Hoàng, Nguyễn Bích Trà, Dương Mạnh Hùng được Ga0 chọn lựa để tài trợ thực hiện các dự án nghệ thuật của họ.
3. Hội hè giám tuyển
Trong cuốn “Hiện tượng học Tinh thần” của mình, triết gia Hegel có một ẩn dụ rất hay về chân lý. “Chân lý là lễ hội cuồng nhiệt rước Thần Rượu Bacchus, nơi đó không thành viên nào là không say khướt; và, bởi vì mỗi thành viên tách riêng ra, sẽ tự ngã gục lập tức, nên đám rước cũng đồng thời là sự yên nghỉ trong suốt và đơn giản”. Chân lý tạo ra sự say sưa. Chân lý tạo ra sự kết đoàn. Nhưng chân lý, hiểu theo cách này, cũng có chút gì u mê mù quáng. Tôi muốn nhìn nhận dự án The Run, – là một vở kịch do Nguyễn Bích Trà biên kịch và đạo diễn; dự án “Có con kiến trong ca nước”, là triễn lãm cá nhân của nghệ sĩ Xuân Hạ do Châu Hoàng giám tuyển; Dự án “Líp xinh”, là một loạt cuộc thảo luận/workshop công cộng do giám tuyển Dương Mạnh Hùng và Nhung Đinh tổ chức về giống, và giới, theo ẩn dụ của Hegel nói trên về Chân Lý. Một đám rước tửu thần có đủ say sưa, kiên quyết, đoàn kết song cũng có chút gì u mê mù quáng
Chúc các giám tuyển hết mình trong cuộc lễ hội này
Xem thêm về dự án Trạm Ẩn Hiện Châu Á tại đây
—-
ABOUT CURATORIAL FEST
Nguyen Nhu Huy, director of ZeroStation, artistic director of Asian IN/Visible Station project
This event is within the Asian IN/Visible Station project co-organized by the Japan Foundation Asia Center and curated by ZeroStation from 2016–2018.
1. Event
The current art-spectacle scene normally defines “event” as something for and involves the crowd, something public and extravagant. An event attracts the crowd at a certain level; it interests them and calls for their attention: an art event, a book launch, a gallery opening, a Blockbuster Exhibition of Blue–chip artists, etc.
But there’s another layer of meaning for “event”. The word “event” in English was often used to translate the German word “Ereignis”. No matter how equivalent they are in terms of immediate denotation, “event” still cannot convey in full the rich layers of the original word as comprehensively analysed by German philosopher Heidegger. However, I don’t intend to elaborate here on the various layers of meaning of the “Heidegerian Ereignis”. Here, I just want to emphasise the difference between the modern denotation of “event” as something staged, prepared and thoroughly organized in the purpose of attracting the crowd and the media versus how Heidegger defined “Ereignis” (stemmed from the verb sich ereignen: “to happen, to occur”, which relates to sich begeben: “to come to pass”). According to Heidegger, Ereignis is a state of esctasy, a “satori”, which lets the truth to happen and which completely changes the spectator who is also the attendee, the reason, the outcome of that event. And truth, here, also according to Heidegger, is at work in the art-work
Elaborated from the definition of Ereignis, an art event is only acknowledged as the true one when it possesses more than surface flamboyancy and the ability to interest the crowd. It needs (or rather mostly needs) to be able to let the change happens, to create a transforming moment in terms of depth, to induce the presence of truth and let it embrace the spectators profoundly. An art event can take place at the national convention centre with an audience of thousands; it can be flashy with a stellar lineup of the president, prestigious international curators and the powerful media force. However it can also be held in the middle-of-nowhere at a café for a bunch of arguing believers of the truth-inducing power of art. It can also take place at the utter corner of the town with just a few passionate and committed spectators. An event can be exhaustively constructed compositions or noble ideas on humanity or the necessity of protection the environment; However it can also be a mere book reading/analysing group through the night. In the aspect of organization and curation, “a true art event” (the realm of Ereignis) can take any form at anywhere in any scale as long as it induces truth to appear (in various ways). Without the ability to fulfill that prerequisite condition, the art event in discussion would only be a paper tiger, as Sol LeWitt said: “Banal ideas cannot be rescued by beautiful execution”
I really hope the projects/events curated by Nguyen Bich Tra, Chau Hoang and Duong Manh Hung – our selected local independent curators for the project “Curatorial fest”, – which is within the Asian IN/Visible Station project co-organized by the Japan Foundation Asia Center and curated by ZeroStation from 2016–2018, – launching at the end of March 2018 would be in line with the definition of the Ereignis established by Heidegger.
2. Funding
To the isolated region of the art world where contemporary art is excluded from the both the commercial domain and the governmental cultural and art funding zone, a non-organizational contemporary art funding is a important topic. It is obviously for an art practice that can not make money as well as being out of the support from local government (if not always being disturbed by it), surviving without the financial support from the non-organizational body of funding is something very hard. To determine how beneficial art funds are, we have to look beyond the financial aspects to how they create an environment for artists to network and connect nationally, regionally and further. Here, I’d like to elaborate pointedly on how ZeroStation plans to handle the fund for the particular project of Asian IN/Visible Station from 2016–2018.
ZeroStation is one of the three Asian co–organizers funded by the Japan Foundation Asia Center to organize and curate the Asian IN/Visible Station project. This multi/interdisciplinary and transnational project has been running from 2016 to 2018 within Asia. Vietnamese artists, in this project, have being traveling across Asia to work with international artists and vice versa. However the special aspect of the The Asian IN/Visible Station project is not only for how it is curated but also for how it is constructed and organized, or to put it more precisely, how ZeroStation plans to use the funding.
With earnest help and support from the Japan Foundation Asia Center, ZeroStation is propose the ideas that ZeroStation itself is just a connecting zone for regional art spaces/artists and funds. Therefore, ZeroStation (also) will be able to share the fund with local curators and groups of curators instead of (not only) using it fully in ZeroStation’s own activities. Upon receiving the fund, ZeroStation will call local/Asian artists and curators to raise ideas for the project. Interesting ideas will receive a share of the fund. Since ZeroStation is an organic being connected to the local art scene, it owns an intensive knowledge of the local art scene regarding to who is who and to what is most necessary needs to be supported. With the understanding from Asia Center, Japan Foundation, ZeroStation can use its funding to support/share to more good local art individual and organization. The sharing itself is already an act of connecting. ZeroStation is a platform for activities and people to connect through art projects not only in Vietnam but also Asia-wise.
The Curatorial Fest is that kind of sharing and connecting event. The selected local artists to receive of the fund from ZeroStation for their projects are Chau Hoang, Nguyen Bich Tra and Duong Manh Hung.
3. Curatorial Fest
In his work “Phenomenology of Spirit”, Hegel had an interesting metaphorical take on “truth”: The truth is thus the Bacchanalian revel in which no member is not drunk; yet because each member collapses as soon as he drops out, the revel is just as much transparent and simple repose” . Truth creates revelry. Truth creates unity. Truth, in this sense, is rather blind. I want to see the project “The Run”, a theater piece written and directed by Nguyen Bich Tra; the project “”There’s an ant inside my glass of water” , a solo show of the artist Xuan Ha, curated by Chau Hoang; the project “Vagina talk workshop week”, a series of public discussions curated by Duong Manh Hung and Nhung Dinh under the metaphor about truth by Hegel: in which no member is not drunk; yet because each member collapses as soon as he drops out, the revel is just as much transparent and simple repose.
To read more about the Asian IN/Visible Station project, click here.
CÁC DỰ ÁN | PROJECTS
Triển lãm | exhibition
Có con kiến trong ca nước | There’s an ant inside my glass of water
Nghệ sĩ | Artist: Xuân Hạ
Giám tuyển | Curator: Châu Hoàng
Thời gian | Duration: 23/03/2018 – 23/04/2018
Địa điểm | Venue: Chaosdowntown 121/61 Lê Thị Riêng, Q.1, tp. Hồ Chí Minh
Triển lãm là một thử nghiệm của nghệ sĩ trong việc tái cấu trúc một không gian sẵn có và thực hành sắp đặt site-specific (biệt vị). Khán giả được mời tham gia vào một không gian nơi họ sẽ trải nghiệm một cuộc gặp gỡ với những gì tạo nên tâm trí của một người khác – một không gian mang tính ẩn dụ được xây dựng để những phân mảnh trong câu chuyện riêng tư của nghệ sĩ được trình hiện trong sự tầm thường giản dị của chính chúng.
The exhibition is the artist’s experimentation on reconstructing an existing space and practicing site-specific installation. Audiences are invited into a space in which they would experience an encounter with what constitutes one’s mind – a metaphorical site where fragments of one’s personal narratives are presented in their sheer ordinariness.
2. Tuần workshop Bàn Lộn | Vaginal Talk workshop
với | with Nhung Đinh
Thời gian | Time: 27/3/2018 – 02/04/2018, 3 PM – 9 PM
Triển lãm | Exhibition Líp Xinh
Thời gian | Duration: 07/04/2018 – 20/04/2018
Giám tuyển | Curator: Dương Mạnh Hùng
Địa điểm | Venue: Nấp Hostel, 3/5 Nguyễn Văn Thủ, Q. 1, tp. Hồ Chí Minh
Việc khám phá và trải nghiệm cơ thể luôn là một phần quan trọng trong việc thấu hiểu bản thân. Bàn Lộn là một dự án cộng đồng sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật để tạo ra một không gian mở nơi những người tham gia có thể chia sẻ các trải nghiệm tình dục, những mối quan hệ với cơ thể của mình, những tổn thương tâm lý, với hy vọng sẽ làm thuyên giảm được phần nào sự đứt quãng giữa tâm trí và cơ thể. Một triển lãm sẽ mở cửa vào ngày 6.4 và hội thoại sẽ tiếp tục từ 9.4 với hai nhà sáng lập Bàn Lộn, Nhung Đinh và Dương Mạnh Hùng
Exploring and experiencing your physical body is always an important part in gaining a holistic understanding of yourself. Vagina Talk is a community project that utilizes the language of arts to create an open space where participants can share their sexual experiences, their intimate relationship with their bodies, their psychological traumas, with the hope that our conversations can alleviate the disconnection between mind and body. An exhibition will open on 6 April, and the dialogue will continue with two Vagina Talk founders, Nhung Dinh and Duong Manh Hung
3. The Run
Một dự án sân khấu
A Theater Project
Thời gian | Time: 7:00 PM – 9:00 PM, 28 & 29/03/2018
Địa điểm | Venue: Soul Live Project Complex 216 Pasteur, Q.3
“The Run” là một vở kịch ngắn do Trà Nguyễn biên kịch và đạo diễn, nói về ba bệnh nhân, Jode, Ly, và Nogi, cùng có hội chứng Helium khiến thăng bằng nội tại của cơ thể họ bị phá vỡ, đồng thời nhiều căn bệnh trầm kha phát tiết. Đây là câu chuyện của họ trước ngày khởi hành vào vũ trụ để điều trị thử nghiệm. Tiếp nối vở diễn sẽ là một đàm luận mang tính phê bình về tác phẩm. “The Run” hi vọng đóng góp một phần vào việc xây dựng nền tảng cho công việc biên kịch tại Thành Phố Hồ Chí Minh thông qua hoạt động mang tính hỗ trợ dựa trên thảo luận về thực hành sân khấu và những cơ hội phù hợp.
“The Run” is a short theatre play, written and directed by Trà Nguyễn, about three patients with Helium syndrome right before their experimental space treatment. The performance is followed by a critic-based conversation about the production. “The Run” hopes to contribute to the building of a platform for emerging theatre writers based in Ho Chi Minh City via on-going advisory services and ad-hoc discussions on theater practices and opportunities.