Asian In/VISIBLE Station Project | Dự án Trạm Ẩn/Hiện châu Á

(đọc tiếng Việt ở dưới)

Concept Introduction of the Asian In/VISIBLE Station Project

ZeroStation is excited to announce the In/VISIBLE project, which is curated and organized by the ZeroStation. The project is co-organized by the Japan Foundation Asia Center. The project  is set run from 2016 to 2017 and will commence in July 2016.

1. The project in the first year is named Asian In/VISIBLE Station. There are three key words to be mentioned here:

In/VISIBLE,
Asian,
Station

In terms of the subject theme, Asia is considered as an internal connection in terms of culture, society and politics, in a context that ideas, thinking and art practice are presented in this project.

Station: In this context is a temporary stop, or a platform, which is understood as a temporary entity. It is a transfiguration in which everything meets and continues its journey rather than a permanent entity or a terminal.

In/VISIBLE: Is a play with words, and aims to exhibit a logical relationship between being visible invisibly and visibly invisible.

2. The entity ‘Southeast Asia’ is explained as follows; The Asian regions are commonly viewed as a ‘political imagination’. This is illustrated through the cultural and imaginative creation of ‘histography’. It is unequivocally open for change and new history may be written. In this case, the ‘visibility’ which is seen as Asia or Southeast Asia, so far, has been a political ‘visibility’.

The concerns here regarding ideologically political imagination almost always reduce or exaggerate the richness of conflict in cultural reality in order to serve its own propaganda purposes. Therefore, the image according to this ideological definition, the existence of Asian, or Southeast Asia, has always been a processed or manipulated image. This image has been re-produced and re-packaged. It exhibits a demand of being actively visible and exposed beyond any exposition that being reduced and artificial, it becomes a realistic demand. It also exposes a demand in which it requires a more personal appearance so as to become enriched in a more complex manner then it may well exceed the imagination normally shown in many poorer countries. Finally, it is a demand of an appearance for a more contemporary vision, more complex, and more unpredictable rather than a standard realistic appearance.

The Asian In/VISIBLE Station project as in above definition is a mechanism to give an exposition of the aforementioned process.

Now please consider this premise:

“IN” represents an active action, so In/Visible means In Visible. The visibility takes place by action. The visibility happens when there is engagement or participation. However, the combination of In/VISIBLE also touches on the nature of being invisible in the contemporary art and cultural practices. That is, the visibility is not the same as being exposed.

Asian In/INVISIBLE Station is simply a mission to create a brand new definition of ‘Asia’ which we hope will transparently unfold. This image will not be ruled by political correctness, which is generally controlled and manipulated to achieve a certain purposes. Therefore, it gives us a chance to explore the prospects of the “unknowns”.

In/INVISIBLE could be understood literally. The image of Asia is not conditioned or is less conditioned by political objectives as it is being displayed teleogically; therefore, it is a closed picture. However, it is also a reality that taking shape, so it exposes the possibilities to explore the unknowns in terms of curatorial aspects. Hence, the word ‘invisible’ is also a core definition in terms of ZeroStation’s curatorial framework in this project. ZeroStation becomes a facilitating and network-connecting agent to bring together ideas and resources, action and vision within and beyond the various localities.

To some extent, ZeroStation will create two partnership structures:

1. Art Space Partnership in Asia:

This partnering system includes groups of artists and curators within the regions that will nominate and introduce their artistic representatives to Vietnam and vice versa. Those representatives will work and curate their show or project in Vietnam and vice versa. The foreign artists who work in Vietnam will be introduced to collaborate with the local artist and they will create their project as collaboration. They can interpret the term ‘In/VISIBLE’ in their own way, either as a reference or an analytical process. The artists / curators / artists collective who are involved in this project will define the term In/VISIBLE in their understanding, they can also refer or critique in their own way.

2. Local partnerships in HCMC

This partnering system includes groups of local artists and curators who will analyze and study the In/VISIBLE term for their idea development and use ZeroStation resource as a facilitator or a station for their research. These local partnerships are also arts spaces and advocating organizations, which focus on the specialized groups of audience who may not even know what contemporary art is; Yet may be attracted by contemporary art.

Working with ZeroStation, this partnership will be an advocacy to connect visions, thinking and knowledge of their region to the local audience in a specialized and more interactive approach. Through the creative and collaborative process, which might expose to multi-directional conflict during the making, it would open the possibilities of a definition of an Asia that is complex, messy, and full of anxiety, and full of hopes and promises; the Asia of the possibilities becomes visible.

After all, this apparition is in hope of escaping its previous form of visibility, as politicized, holistic, or politically correct. Nevertheless, they are both established on the basis of the rules of reality in the form of reducing rich lives into propaganda statements. The different visibility, in this case, believes it could break away from the political or cultural exoticism pattern.

To conclude, any apparition, either radical or special, is actually an entity of luxury objects existing to serve the purpose of providing products for a massive engine of globally cultural consumption today.

This visibility does not pay particular focus on production of objects but on its collaboration process; it also does not impose topic to reality but creates room for the interpretation process and dialogue. It does not accentuate the top-down power relationship but focuses on decentralizing the solution of multi-dimensional creative energy. It also does not place emphasis on ideological criticism, but on the analysis of ideological critique to open up many more possibilities; it will probably be the antithesis for the visibility of political picture mentioned above.

In the moment that visibility becomes an antithesis -the visible invisibility as well as the invisible visibility; the in between of invisible and visible; visible but not exposed; a visible in a lightning strike and an escape from any institutionalization system) – it appears as the truth that Heidegger once expressed. It will appear its very picture for clearing and concealment; a picture, which is not taken by the public but it represents other voices. It still remains its own space and identity, complex but full of potential and possibilities.

Read more about the project here


Giới thiệu ý tưởng về dự án Trạm Ẩn/Hiện Châu Á

Ga0 xin trân trọng giơi thiệu dự án In/VISIBLE Asian Station là dự án do Ga0 giám tuyển và tổ chức với sự tài trợ từ Trung Tâm Châu Á, thuộc Quỹ Nhật Bản. Dự án sẽ được tiến hành trong ba năm từ 2016-2018. Năm đầu tiên bắt đầu từ tháng 7 – 2016.

1. In/VISIBLE Asian Station Chủ đề của dự án năm 2016-2017 do Ga0 đưa ra là

In/VISIBLE Asian Station.

Trong chủ đề này có 3 key words.

a/ In/VISIBLE,
b/ Asian,
c/ Station

Ở đây, Về Mặt Chủ Đề, Asia được tạm hiểu như địa bàn nội liên về địa văn hoá/xã hội/chính trị, tức văn cảnh nền cho các ý tưởng, tư duy và hành động văn hoá nghệ thuật mà dự án này muốn trình hiện. Station được hiểu như một trạm/ga/bệ đỡ, tức một thực thể có tính kết nối và tạm thời, có tính dễ biến hình và là địa bàn gặp gỡ giữa chừng, hơn là một thực thể có tính bền vững và là đích cuối.

In/VISIBLE là một cách chơi chữ, nhằm nói lên các logic quan hệ giữa visible và invisible. Xin được giải thích như sau:

2. Giải thích Thực thể Southeast Asia, hay kể cả thực thể Asia là một sự tưởng tương về chính trị. Sự tưởng tượng này được minh hoạ bằng các câu chuyện văn hoá và các tạo chế về mặt sử kí, và dĩ nhiên, luôn mở ra cho các thay đổi và biến cải sau này. Có thể nói bằng các khác, cái visibility của châu Á hay Đông Nam Á; lâu nay, là một sự hiện ra thiên về chính trị.

Vấn đề ở đây là, mọi sự tưởng tượng về mặt chính trị ý hệ, luôn có xu hướng quy giảm hay cường điệu các khả thể giàu có hay xung đột của thực tại văn hoá để phục vụ cho mục đích tuyên truyền của nó. Chính vì thế, hình ảnh, hay thậm chí sự hiện hữu của Châu Á, hay Đông Nam Á, theo góc nhìn này, luôn là một hình ảnh đã qua xử lý, có tính tạo tạo chế, và đóng gói. Nhu cầu cho một sự hiện hình chủ động hơn, vượt khỏi mọi minh hoạ có tính quy giảm và tạo chế của chính trị là nhu cầu có thực; Nhu cầu cho một sự hiện hình đậm tính cá nhân hơn, vượt khỏi khung tưởng tượng quốc gia nghèo nàn, để giàu có một cách phức tạp hơn là có thực; Nhu cầu cho một sự hiện hình đương đại hơn, ngổn ngang hơn, khó đoán biết hơn là có thực.

Dự án In/VISIBLE Asian Station, ở đây, hy vọng sẽ chính là một cơ chế để cho một sự hiện hình khác như vừa đề cập xảy ra. Ở đây, trong kết hợp In/VISIBLE, “In”, sẽ được hiểu như một hành động chủ động, một sự dấn thân, một sự tham dự để có thể đạt tới Visible. Visible ở đây không còn là một tình huống bị động, đuợc tái hiện/minh hoạ lại cho mục đích khác, mà đã trở thành một thực hành chủ động để hiện hình. Như vậy, hiểu nôm na, In/VISIBLE Asia Station, sẽ là một điều kiện giúp một hình ảnh mới, khác về Asia sẽ hiện ra. Hình ảnh này sẽ không, hoặc ít bị điều kiện hoá bởi các mục tiêu chính trị, tức những gì luôn có tính mục đích, do đó, đóng khép, mà bản thân đã là một thực tại đang hình thành, vì vậy, mở ra cho mọi cái chưa biết.

Về mặt giám tuyển, chữ Invisible (Ẩn Mình) cũng chính là cốt lõi về mặt giám tuyển của Ga0 trong dự án này. Nói ngắn gọn, trong dự án này, Ga0 sẽ trở nên một Ga/Trạm, tức nơi mà bản chất hiện hữu của nó là một bến-đưa-đón chứ không phải một đích cuối Có nghĩa là, trong vai trò giám tuyển và tổ chức, Ga0 sẽ chỉ là nơi kết nối các ý tưởng, nguồn lực, hành động, viễn kiến khác nhau, từ địa phương ra khu vực và xa hơn và ngược lại,đồng thời trong phạm vi địa phương với nhau.

Nói cụ thể, Ga0 sẽ tạo nên hai hệ thống bạn đồng hành:

Hệ thống 1. Các bạn đồng hành quốc tế và khu vực.

Các bạn đồng hành này bao gồm các nghệ sĩ, các nhóm nghệ sĩ, các giám tuyển hay các không gian nghệ thuật khu vực, tức những địa điểm và nhân vật sẽ cộng tác với Ga0 trong các công việc nghiên cứu, tìm kiếm nghệ sĩ và giám tuyển để cử sang Việt Nam làm việc trong dự án này của Ga0.

Trong một số trường hợp, các bạn đồng hành khu vực hay xa hơn sẽ mời nghệ sĩ Việt Nam sang nghiên cứu và làm việc như một sự trao đổi. Các nghệ sĩ/nhóm nghệ sĩ, giám tuyển nước ngoài khi sang Việt Nam làm việc sẽ được mở cơ hội làm việc chung với các nghệ sĩ, nhóm nghệ sĩ hay giám tuyển địa phương, và cùng tạo ra các nghiên cứu/dự án mới, đặt cơ sở trên ý niệm In/VISIBLE giới thiệu ở trên.

Các nghệ sĩ/giám tuyển/các nhóm nghệ sĩ tham dự vào dự án này sẽ có cơ hội tự mình diễn giải khái niệm In/VISIBLE này theo cách của mình, tham chiếu, hay thậm chí phản biện nó.

Hệ thống 2. Các bạn đồng hành địa phương.

Các bạn đồng hành này bao gồm các nghệ sĩ, hoặc nhóm nghệ sĩ tại địa phương. Bản thân những bạn đồng hành này cùng sẽ sử dụng Ga0 như một trạm/bến để có thể khai triển các ý tưởng cũa họ về sự In/Visible. Trong cuộc đối thoại với các bạn đồng hành từ khu vực và xa hơn, mà vào lúc này, cũng sử dụng Ga0 như một trạm/bến.

Bạn đồng hành địa phương của Ga0 còn là các không gian/tổ chức văn hoá nghệ thuật có thiên hướng hướng đến các công chúng ít chuyên biệt về nghệ thuật đương đại.

Cùng các bạn đồng hành này Ga0 sẽ trở thành một trạm tiếp nối mang các viễn kiến tư duy và hiểu biết từ khu vực, và từ các lối cách chuyên biệt, đến với địa phương theo một lối cách dễ tiếp cận hơn, nhiều tương tác hơn. Ở đây, thông qua các hành động, sáng tạo, hợp tác, kết nối thảo luận tranh luận và thậm chính xung đột nhiều chiều; một châu Á, ngổn ngang, bừa bộn, vừa đầy lo âu, vưa đầy hy vọng, tức một châu Á của các khả thể khác sẽ hiện hình.

Đây là một sự hiện hình hy vọng sẽ thoát khỏi các mẫu hiện hình trước đây, bị chính trị hoá, hoặc là đầy thù địch, hoặc là đầy dĩ hoà vi quý, song cả hai đều đặt cơ sở trên sự quy hiểu thực tại vào các mẫu phát biểu dạng tuyên truyền.

Sự hiện hình mới này cũng hy vọng thoát khỏi mẫu hình hương xa chính trị hay văn hoá, tức sự hiện hình dù cấp tiến hay lạ độc đến đâu thật ra đều có mục đích trở thành một món hang xa xỉ nhằm phục vụ mục đích cung cấp sản phẩm cho guồng tiêu thụ công nghiệp văn hoá toàn cầu.

Sự hiện hình này, chính bởi không đặt nặng vào việc sản tạo vật thể, mà tập trung vao tiến trình công tác, không đăt nặng vào việc áp đặt chủ đề, mà vào hành vi diễn giải, đối thoại, không đặt nặng vào cấu trúc quyền lực từ trên xuống, mà vào sự giải hoá năng lượng sáng tạo nhiều chiều, không đặt nặng vào việc phê phán ý hệ, mà thậm chí tập trung vào sự khảo sát chính sự phê phán ý hệ ấy để mở ra nhiều khả thể phê phán khác nữa, có lẽ sẽ là phản đề cho sự hiện hình chính trị nói trên.

Chính trong khoảnh khắc trở nên phản đề này, mà rồi sự hiện hình này, đồng thời cũng là sự ẩn hình, tức một sự hiện hình nơi lề giữa ẩn và hiện, một sự hiện hình mà không lộ diện, một sự hiện hình mà không tạo quyền lực một sự hiện hình trong ánh chớp tắt và thoát khỏi mọi nguy cơ bị định chế hoá. Đây chính là mẫu hiện hình của sự thật mà Heidegger từng nói đến, tức một sự hiện hình trong khoảnh khắc khai quang và che giấu. Một mẫu hiện hình không bị chính sự công khai cướp mất để trở nên đại diện cho bất kì một giọng chính thống nào, và vẫn đủ không gian riêng tư thầm kín để vẫn là một cá nhân với dủ đầy ngổn ngang khả thể.

đọc thêm về dự án ở đây 

đây và ở đây

Ais organizing team introduction
the launching day of AIS
AIS partnershop in HCMC
AIS Partnership in Asia
Thu Tran Film on AIS preparation time
screening Uudam work in AIS launching
Nozomu at HCMC Pedagogy University
Interviewing LostGen, Partner of AIS
Interviewing curator Nobuo on AIS project
Interviewing curator Marika from 98B collaboratory
Interview Wu Dar-Kuen, director of TAV
interview OUT OF FRAME PROJECT
INTERVIEW SAIGON UNFOLDED PROJECT
1st meeting with artists of Saigon Unfolded Project
SAIGON UNFOLDED PROJECT Interviewing artist Nguyen Quoc Dzung
Talk by Ph.D Nguyen Thu Giang (1)
Talk by Ph.D Nguyen Thu Giang (2)
Talk by Ph.D Nguyen Thu Giang (3. Q&A)
talk by Taiwan curator, Ph.D Gong Jow Jiun
talk by the Southeast of Now Journal founders and editing board
Q&A Taiwan curator and Ph.D Gong Ji and Southeast of Now editorial board
TOP