DỰ ÁN “NHỮNG CÂU CHUYỆN SÀI GÒN”| SAIGON UNFOLDED PROJECT

(ENGLISH VERSION OF THIS TEXT HERE)

DỰ ÁN “NHỮNG CÂU CHUYỆN SÀI GÒN”, -MỘT DỰ ÁN NGHỆ THUẬT LIÊN KHU VỰC ĐẶT CÂU HỎI VỀ VĂN HOÁ, QUỐC GIA, BIÊN GIỚI

Dự án thuộc dự án Trạm ẨN/HIỆN châu Á, do Trung Tâm Châu Á, Quỹ Nhật Bản và Ga 0 đồng tổ chức, Ga 0 giám tuyển

A. PHẦN 1 DỰ ÁN “NHỮNG CÂU CHUYỆN SÀI GÒN

PROJECT’S CONCEPT:

Quận 8 là khu chậm phát triển nên vẫn còn giữ được những cái cũ của Saigon (như nhà kho, bến thuyền, bến Bình Đông)

Cư dân sống ở đây phần lớn người di cư từ bắc vào từ năm 1954. Khu này là vùng đất chậm phát triển, xa trung tâm, ánh sáng văn hoá kém hơn các vùng khác, người dân theo đạo thiên chúa nhiều. Thành phố Sài gòn, qua con mắt chúng tôi, là thành phố di cư, ở quận 8 là một vùng có các nét văn hoá Nam bộ về sự di cư.

14331251531816

Bến Bình Đông, quận 8

Đối với nhà tổ chức đây là dự án đưa nghệ thuật cho cộng đồng. Cho nên muốn cùng nghệ sĩ mở ra một cách hiểu về không gian công cộng kiểu khác, không chỉ có tính tập thể mà còn là nguồn mạch của những nhiều câu chuyện cá nhân. Bởi dự án này nằm trong một dự án lớn của Ga 0 kết hợp với Quỹ văn hoá Nhật Bản với ý tưởng khái niệm về một châu Á Ẩn/HIện. Vì vậy dự án này được coi là một dự án nhằm khảo sát các yếu tố có tính ẩn giấu, chưa thấy rõ tại một khu vực có tính chất đặc thù như tại quận 8.

Dự kiến thời gian dự án diễn ra từ giữa tháng 10/2016 đến cuối tháng 12/2016, bao gồm 2 giai đoạn: 1/Nghiên cứu & 2/ Thực hiện dự án.

Hai nghệ sĩ từ Việt Nam và Indonesia đã được lựa chọn để thực hiện dự án này thông qua sự giới thiệu từ các không gian nghệ thuật châu Á là bạn đường của Ga 0, và thông qua sự chọn lựa của ban giám tuyển dự án là Ga 0.

Đó là nghệ sĩ Prihatmoko Moki (người Indonesia)

http://www.prihatmokomoki.com
http://www.krackstudio.com

Interview clip:

– và nghệ sĩ Nguyễn Quốc Dũng, Việt Nam

EN: http://san-art.org/producer/nguyen-quoc-dung/
VI: http://san-art.org/vi/producer/nguyen-quoc-dung-2/

Interview clip:

nghệ sĩ trình bày tác phẩm của họ tại Ga 0 

Phần 2 dự án “Những câu chuyện Sài Gòn”

-Các thực tế:

Sau rất nhiều thời gian chuẩn bị và thực tế là, sau rất nhiều thời gian cũng như công sức dự án này được hình thành (xem bộ phim tài liệu phần 1 của dự án) – dự án “Những câu chuyện Sài Gòn” đã gặp khó khăn lớn.

14721566_10154633566757264_1474913940633994577_n14642400_10154639990362264_240450223156097196_n

Tiệc chào đón Moki tại Sài Gòn                      Nghiên cứu thực địa trên sông Sài Gòn

14650109_10154639990372264_2276542522284088840_n14650623_10154643373802264_8723151192439750791_n

Nghiên cứu thực địa trên sông Sài Gòn       Nghiên cứu thực địa trên sông Sài Gòn

14695338_10154643373962264_5301938997378305625_n14720603_10154643373607264_6281055346860177718_n

buổi nói chuyện về lịch sử quận 8 tại ga0    Buổi nói chuyện về lịch sử quặn 8 tại ga0

Kể cả sau khi bỏ ra rất nhiều nỗ lực xin giấy phép từ sở văn hoá Thành Phố HCM, cũng như tìm cách tiếp cận với chủ nhà máy bột mì Bình Đông để thuyết phục về việc được vẽ một bức tranh tường về thành phố Sài Gòn theo phác thảo được trình bày trước và sẵn sàng chịu sự kiểm duyệt, Ga 0 và các nghệ sĩ Moki Prihatmoko cùng Nguyễn Quốc Dũng, và với người chủ dự án Phạm Thị Thu Thuỷ, đại diện cho báo Thể Thao & Văn Hoá vẫn đã không xin được giấy phép thực hiện dự án tại nhà máy, địa chỉ 277A, Bến Bình Đông, P.14, Q.8

old mural design wall 1

old mural design wall 2

old mural design wall 3

3 phác thảo cho bức tranh tường tại quận 8

Không nản lòng, chúng tôi, ban giám tuyển dự án lại tìm tới một địa chỉ khác trong quận 8, đó là trường tiểu học Nguyễn Trung Ngạn. Nơi đây cũng có một bức tường dài, rất hợp cho một tác phẩm tranh tường kể về/tưởng tượng về Sài Gòn. Mọi việc tưởng chừng rất thuận lợi khi ban giám hiệu nhà trường có vẻ sẵn sàng và rất thích thú với ý tưởng biến bức tường vòng quanh trường thành một bức tranh dài. Sau khi được bật đèn xanh, các nghệ sĩ đã thực hiện lại phác thảo nhiều lần. Có thể đặt câu hỏi, vì sao chúng tôi, các nghệ sĩ và giám tuyển tại Ga 0 lại mất công sức tiền bạc nhiều đến thế vào dự án này? Câu trả lời đơn giản thôi. Chúng tôi thực sự mong muốn tạo ra một cuộc đối thoại qua văn hoá nghệ thuật, không chỉ giữa Sài Gòn và khu vực, mà còn giữa các nghệ sĩ đương đại và cơ quan quản lý văn hoá thành phố. Đặc biệt, với dự án này, theo chủ quan của chúng tôi là một sự tôn vinh Sài Gòn, trong tính mở của nó, trong sự đón mời rộng lòng của nó, trong khả năng hội nhập của nó với khu vực và thế giới. Chình vì các viện kiến này, nên chúng tôi đã tìm đủ mọi cách để sao cho dự án được cấp phép thực hiện.

AnotherSection3SchoolFront5 (1)

Bức tường bao quanh trường Nguyễn Trung Ngạn

Tuy nhiên, trong vai trò là một trung tâm nghệ thuật đương đại, có nghĩa là một thực thể có tính độc lập cao cả về khái niệm và hoạt động – nhìn từ góc độ ý nghĩa nơi sự hiện hữu của thực thể ấy nằm ở chính tính độc lập và phản biện của nó – dẫu sẵn sàng lùi bước để tìm mọi cách cho dự án được xem xét và thảo luận, tức để mở ra đối thoại, song chúng tôi cũng có các nguyên tắc không thể vượt qua. Thực tế là sẽ có một số nguyên tắc mà nếu bị phá đi – chúng tôi sẽ không còn là chúng tôi, và nếu như vậy, ý nghĩa của mọi dự án sẽ là zero.

Trong các nguyên tắc đó, có nguyên tắc từ chối, khi dự án không còn là một kết quả của tiến trình đối thoại hai chiều, mà chỉ là sự áp đặt từ một phía.

Và đây chính là lý do, sau khi cân nhắc rất kĩ, chúng tôi đã phải từ chối lời đề nghị từ trường Nguyễn Trung Ngạn khi hợp tác với họ, chỉ là lời yêu câu chúng tôi “thể hiện lại một bức phác thảo do họ tạo ra”. Cần phải nhớ rằng, chúng tôi đề nghị một cuộc làm việc chung, trên tinh thần chúng tôi trình phác thảo và giải thích, bên trường có thể góp ý và đối thoại cùng chúng tôi để sau đó đạt được một phác thảo có ý nghĩa song không xung đột với các khía cạnh bị cấm đoán bởi chính trị, văn hoá hay xã hội.

Tuy nhiên đề nghị đối thoại, thiện chí sẵn sàng điều chỉnh, cũng như các sự tài trợ toàn bộ về mặt tài chính, tổ chức truyền thông từ phía Ga 0 đã không được xem xét, và chỉ có một yêu cầu trở lại, không bàn cãi, rằng nếu thực hiện bức tranh tường theo phác thảo của trường đưa ra, thì dự án sẽ được tiến hành.

Dĩ nhiên là trong tình huống này, chúng tôi đành phải từ chối dự án. Dù rất tiếc cho một khả năng tuyệt vời khi nghệ thuật đương đại có cơ hội vàng để đối thoại với chính quyền hay các định chế nhà nước trong một dự án làm đẹp đô thị và có thể thu hút du lịch, chúng tôi buộc phải nói không khi nhận thấy tính đối thoại đã không còn. Dự án, nếu có thực hiện được, sẽ chỉ là một bức tranh chết có tính minh hoạ một chiều.

2.Khả năng mới:

Tuy nhiên, nếu như về mặt địa lý và định chế, Sài Gòn là một thực thể hữu hạn, về mặt văn hoá và tâm trí, nó là một khả năng vô hạn. Đặc biệt trong một thời đại toàn cầu hoá, mọi ngăn cách, rào cản dường như đều có khả năng bị phá vỡ, dù đó là rào cản chính trị hay ngăn cách, rào cản bản sắc văn hoá. Sài gòn đồng thời vừa là một thực tế lịch sử, song cũng là một sự hư cấu, một sự tưởng tượng vô hạn. Nó đồng thời vừa là một hiện thể bất biến, song vừa là các khả thể biến hình vô tận dựa vào các tương tác nhiều chiều của con người.

Từ góc độ này, dự án đã hồi sinh. Có nghĩa là thay vì nó bị giới định lại trong các quyết định hành chính và các tư duy văn hoá một chiều tại một địa phương cụ thể, giờ đây nó biến hình trở thành một ý tưởng, một sự tưởng tượng, để rồi vượt qua các ngăn cách, rào cản vật chất và hiện hình lại trong một dáng vẻ khác tại một nơi khác.

Bức tranh tường hư cấu về Sài Gòn, nay, sẽ được thực hiện tại Yogyakarta. Cần phải thấy, tiến trình hoá thân, tàng hình và hiện hình lại này, cũng chính là một khả năng mới mà dự án trạm ẨN/HIỆN châu Á mở ra. Chính nơi đây, dự án trạm ẨN/HIỆN châu Á cho thấy tiềm năng của nó trong việc quan niệm lại về các thực hành kết mạng làm việc hay các thực hành nghệ thuật văn hoá trong phạm vi khu vực. Đông Nam Á giờ đây đã không chỉ hạn chế nơi các viện kiến chính trị hay ngoại giao thời hậu (hay tiền?) chiến tranh lạnh. Đông Nam Á giờ đây đã trở nên một tiềm năng, một sự sáng tạo, một miền trung chuyển giữa địa phương và toàn cầu cả về văn hoá chính trị và xã hội

Chính vì một thực tế mới như vừa kể trên về Đông Nam Á, dự án “Những câu chuyện Sài Gòn” đã lại có thể mang theo một ý nghĩa mới. Thay vì như trước đây, nó muốn là một trạm mang toàn cầu vào địa phương, mang sự xê dịch vào không gian trú sở, thì nay, nó mở ra mộ tiến trình ngược lại, đưa địa phương vào toàn cầu và mang trú sở vào xê dịch.

3.Tiến trình thực hiện dự án tại Yogyakarta:

So với Sài Gòn, một siêu đô thị, thì Yogyakarta ở Indonesia là một thành phố nhỏ. So với Jakarta và Bandung, là hai đô thị lớn rất hiện đại, đặc biệt Bandung là một trung tâm công nghiệp của Indonesia, Yogyakarta có vẻ một thành phố kiểu tỉnh lẻ, với nhiều cây xanh. Tuy thế, Yogyakarta lại là một trong những trung tâm văn hoá quan trọng của Indonesia. Rất nhiều tổ chức nghệ thuật và văn hoá cấp tiến của Indonesia tập trung tại đây, có thể kể tới Cemeti House, Trung tâm nghiên cứu văn hóa KUNCI, v.v. Nghệ sĩ Moki Prihatmoko, tức nghệ sĩ được chọn là nghệ sĩ từ khu vực tham dự vào dự án “Những câu chuyện Sài Gòn” hiện đang sống và làm việc tại Yogyakarta. Cùng với Biennale, Yogyakarta cũng chính là nơi có các dự án nghệ thuật cộng đồng quan trọng, và một trong các dự án đó chính là dự án của Moki, khi anh chuyển hoá một trạm dân phòng thành ra một địa điểm kết nối văn hoá cho cư dân địa phương.

Nhìn từ các lý do này, Yogyakarta đã trở nên một địa điểm tuyệt vời cho Sài Gòn hiện ra. Một bức tường, là sự tưởng tượng về Sài Gòn, là một sự hiện hình của một Sài Gòn trong văn hoá, trong xê dịch trong khả thể, khi được tạo ra tại Yogyakarta sẽ trở nên một biểu tượng của một quan niệm mới vể Đông Nam Á, tức điều gì đó vượt khỏi mọi khung xương có tính hữu hạn. Tiến trình biến hình, rồi lại hiện hình này của dự án “Những câu chuyện Sài Gòn” từ quận 8 Sài Gòn, đến khu phố Yogyakarta chính là minh chứng tuyệt vời cho một quan niệm và tinh thần thế giới mới, mà ở đó, các bức tường và rào cản là để phá bỏ. Chính tinh thần này có lẽ là điều chúng ta cầ phải tin vào, đặc biệt trong một thời đại khi bóng ma của một học thuyết co cụm kiểu làng bản đang che phủ thế giới và đang làm cho các bức tường dần quay trở lại ngăn chặn chúng ta với nhau.

Từ Việt Nam, nghệ sĩ Nguyễn Quốc Dũng sẽ sang Yogyakarta. Khi tới đây anh sẽ ở lại đây trong vòng 15 ngày, để cùng với Moki thực hiện bức tranh tường mà các anh đã phác thảo tại Việt Nam, tức bức tranh tường mà tại Việt Nam không thể nào thực hiện được. Kết thúc thời gian làm việc, bức tranh tường vể Sài Gòn sẽ trở nên một điểm du lịch và văn hoá tại Yogyakarta. Sẽ có một bộ phim tài liệu được làm về quá trình thực hiện bức tranh tường về Sài Gòn tại YogyakartaFrom Vietnam, artist Nguyen Quoc Dzung will go to Yogyakarta and stay there for 15 days to work together with Moki on the sketches they have prepared in Vietnam, which is the mural that could not be done. As a result of this project, the mural will remain as a cultural and tourist attraction in Yogyakarta. A documentary about the process of this project will also be produced.

Giới thiệu địa điểm bức tranh tường về Sài Gòn được thực hiện tại Yogyakarta

a/ Vị trí:
Phố Parangtritis, Prawirotaman 2, Yogyakarta

b/ Lịch sử của địa điểm này

– PRAWIROTAMAN là một khu vực du lịch nhộ nhịp, một trong những địa điểm quốc tế tại Yogyakarta.

– Đây là khu vực biểu tượng cho ngàn công nghiệp dệt batik (một tấm vải truyền thống được tạo ra bằng kỹ thuật nhuộm sáp và in các hoa văn bằng phương pháp thủ công truyền thống) của Yogyakarta từ thế kỉ 19, tuy nhiên giờ đây khu vực này nổi tiếng cho các khách sạn và phòng nghỉ phục vụ ngành công nghiệp du lịch

-Vì lý do đó, khu vực này đã và đang là nơi vừa cổ vũ vừa mang chứa các tác phẩm của cả nghệ sĩ Indo và nghệ sĩ nước ngoài.

jalan-macet_20160130_114642jalan-prawirotaman-i

Phố Prawirotaman

Bức tranh tường về Sài Gòn đặt tại đây trong hai Năm, sẽ được xem, ngắm và suy tư từ không chỉ người dâ n Indonesia tại đây, mà còn từ rất rất nhiều các khách quốc tế ghé Yogyakarta du lịch. Chính vì lẽ đó, bức tranh tường về Sài Gòn đặt tại Yogyakarta hy vọng sẽ mở ra các suy tư quan trọng không chỉ về nghệ thuật, mà còn về tính quốc gia, dân tộc, biên giới, văn hoá và sự xê dịch trong thời đại toàn cầu hoá. Một Sài Gòn giữa lòng Yogyakarta. Một Yogyakarta giữa lòng khu vực. Một Sài Gòn và Yogyakarta không còn biệt lập mà trở nên một cuộc đối thoại miên viễn về văn hoá.

ảnh 1ảnh 3

Bức tường tại Yogyakarta

 Thời gian dự án thực hiện tại Yogyakarta:

Mùng 3 tháng ba -11 tháng Ba năm 2017

Khai mạc bức tranh tường về Sài Gòn tại Yogyakarta vào ngày 12 tháng Ba năm 2017, có sự góp mặt của hai nghệ sĩ, đại diện Ga 0 và các không gian nghệ thuật tại khu vực.

Bức Tranh tường được dự định duy trì ít nhất trong hai năm (có hợp đồng với chủ sở hữu bức tường)

https://youtu.be/K-D5wmtuRss

interviewing the co-organizer| phỏng vấn đồng tổ chức
Launching Mural in Yogyakarta
The Documentary of the project | Phim tài liệu về dự án
TOP