OUT OF FRAME PROJECT (Dự án NGOÀI KHUÔN HÌNH)

(kéo xuống dưới để đọc tiếng Việt và xem hình)
(scroll down to see the photo album of the OFF!) 

OUT OF FRAME, a new cinematic experiences

Nguyen Nhu Huy
The chief curator of the project Asian In/VISIBLE Station 2016-2017
Artistic director of ZeroStation

1. Some description and interpreatations

After a while of preparing and warming up, On Sunday 23 October 2016, a strange moving image festival will start in HCMC with the screening of the moving image work “Day by Day” by artist Nguyen Thi Thanh Mai, Vietnam at coffee shop “Quan Vang”, 59 Phan Dang Luu, str. Phu Nhuan Dist. HCMC. . This is a project that curated by independent curator/film maker Truong Minh Quy and his team. This project is named “ OUT OF FRAME”. This is one-week screening of Southeast Asian and Vietnam Films in many public and private spaces in HCMC, from Coffee shop to studios or private houses. Accompanying with the screening are workshops, talks between invited film directors and the HCMC audiences, especially with the exclusive group of audiences that the curator calls the engaged audiences. The engaged audiences are the ones who has registered to follow the entire of the week-of-events of the festival and to discuss with the directors as well as to write reviews or share textual feelings of the films

curatorial team of OFF! (from left to right) Tran Duy Hung, Truong Minh Quy, Trinh Thi ( director who has the film screened in OFF!), and Nguyen Phuoc Bao Chau

curatorial team of OFF! (from left to right) Tran Duy Hung, Truong Minh Quy, Trinh Thi ( director who has the film screened in OFF!), and Nguyen Phuoc Bao Chau

Seen from the perspective of organizing a film festival, this is very alternative event when all traditional factors such as red carpet, elite board of jury or the audiences-seeking-for-entertaining now are disintegrated or changed their meaning. The audiences now become the jury; the professional cinema theater now becomes everyday life venues that are temporarily changed their functions; the film directors are no longer the super weirdo and luxury starts to become the everyday life agents who try to approach and share their experience with the audiences

However, is this really “experimental” in terms of offering something brand new? My answer is NO. From the beginning of the last century, in an most important writing of all times, “The work of art in the age of mechanical reproduction”, Walter Benjamin pointed one to the most important essence of cinema which discriminates it totally from other disciplines such as paintings, literature or music. This element is the accessibility. For Walter Benjamin, a film is always something that is accessible to all ranges of the audiences, from different ages, class, or level of knowledge. EVERYONE, from someone who cannot read to someone who is highly knowledgeable can access and then can produce valid critical responds. It is this element that discriminates cinema to, for example, a cubist painting or a conceptual-driven work to get which and then to deliver a valid criticism the audience must need to be prepared at least a level of art history understanding. At right here, cinema owns a critical essence that other kind of art cannot be compared with. It is its accessibility that makes accessible the criticism to all people, but not just a group of elites only. This essence of cinema, pointed by Walter Benjamin from the beginning of the last century for now seems more clear when the making images tools and public media platforms to circulate freely these criticism in the age of globalization of the 21th centuries are much more diverse than they were in the beginning of the last century and because of which they give the present people the great power of criticism that the recent Tunisian revolution can be most typical example

Because of all reasons above, when the OUT OF FRAME moving image festival seem like to deconstruct the very cinema as the tools of making illusion, mythologies and entertainment, to bring it back to it original roles; the tool to make dialogues and criticism in the everyday life level, the curator os OUT OF FRAME seems not invent something brand new.

Regarding to the engaged audiences part. All of them, in the entire of week, from different ages, classes, or knowledge level will be part of the hide-and-seek game of cinema in all the different venues in the city, that is now transformed into a domain of art, of multi-way dialogues

The Southeast Asian and Vietnamese moving images work here are not categorized in the commercial system such as horror, thriller, romantic, comedy, etc., which helps the buyer to choose easily what they want to purchase, but all are mixed. Here the audience can interact in the same way with video art, short film, featured film and documentary film. It is this combination way that seems tell the concept of the curator of the festival; to consider all approaches only as a the same source of producing knowledge which enables the critical responds from the moving image audiences, who, seen from the Walter Benjamin perspective, does not need to be prepared any pre-knowledge of cinema history or technics to be able to responds critically or emotionally to a piece of moving images

OFF screening at Yoko Coffee

OFF screening at Yoko Coffee

The venues for the screening of the festival are not comfortable, and convenient as the professional and commercial cinema theater, which seem recently more and more luxury in Vietnam (1). Oppositely, they are all casual and ordinary location such as a coffee shop in an alley far from downtown, an artist studio, or a private house. All of these locations are changed their meaning temporarily to be screening halls. Here cinema is disintegrated into everyday life, into the ordinary experiences of the local people. For this reason, the experiences of watching movie here suddenly are changed into the micro and sensual feelings, the close encounters and physical dialogues. Consequently, the criticality, understood from its etymology as κριτικός (kritikós), κριτής (krités), κρίνειν (krinein), which are the activities of analyzing, reflecting, categorizing or articulating, etc., are operated in the most vivid and ways so that it can enrich the cinema experiences in local context. It is this local richness that can contribute to the way to understand about cinema, and even more, about the criticality of the international level. All localities own the internationality in itself; The intentionality is a forum of multi localities that are moving endlessly

2. Conclusion

In summary, OUT OF FRAME Film Festival 2016, under the brief interpretation above, to me has given an important remark not only for Vietnam independent film festival scene but even for the independent film festival scene in region. Through the smart curating and organizing method as well as through a creative and challenging vision, the film festival curator has been able to make visible what so far has been hidden. Under this making visible, the ordinary audiences become the jury and critics, the urban become a domain for the hide and seek game of art; the private or public locations become the platform for multi way dialogues; the moving images works, in stead of being the entertaining products, now become the tools to make the critical knowledge available

watching video work at an artist studio

watching video work at an artist studio

The In the Greek language there is a word that represent: the truth ἀλήθεια (Aletheia). In English, this can be translated as “Unclosedness” or “Disclosure”. Generally understanding, ἀλήθεια is the condition when you can see something beyond the surface, you can make visible something that so far is invisible for you (3)

To make it in short way, the truth, to the Greek, does not relate to the correspondent between the schema and the reality, but it must be an “ereignis”, i.e. an event that helps us to see what before we have never seen

It seems that following above interpretation, the OUT OF FRAME project is the very domain where the truth, understood in the Greek way as ἀλήθεια (Aletheia) is at work. And where the truth is at work, for Heidegger, is the true work of art

Conceptually speaking, I think the entire project OUT OF FRME is the true work /practice of art by all means

Welcome to the project OUT OF FRAME, that is curated by film maker Truong Minh Quy and his team

The OUT OF FRAME project is funded fully by Asian In/VISIBLE Station project, which is co-organized by Asia Center, Japan Foundation and ZeroStation and curated by ZeroStation

More info of OUT OF FRAME please click here  

More info of Asian In/VISIBLE Station please click here 
—-

(1)CGV, the largest multiplex cinema chain in South Korea, which now invests rapidly in Vietnam has juts open a new cinema theater in Vietnam where the people can…lay on bed to watch movie. Of course they can sleep there comfortably if they want).
(2)This reminds me to my own experience when I was a kid in 1980s. At that time, in some nights I left my house secretly (trying to not let my parent know) to go to a private house where the owner was rich enough to own a video tape player in order to transform her house into an illegal cinema theater. The audience had to pay little fee to be packed together in a hot summer night to watch Hong Kong Television Kungfu Drama that at that time was still illegal for Vietnamese Government
(3)Vietnamese poet of 18th centuries Nguyen Du wrote elegantly and wisely about this condition in his wonderful lines of poem

Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời

Translated by By Phan Huy MPH as

“Heaven protects and saves you until today,
Dispelling the fog and scattering the clouds”

——–

THE FULL INFORMATION IN DETAIL OF THE PROJECT “OUT OF FRAME

OUT OF FRAME (OOF! – with the ‘!’) is a week-long celebration of independent films, moving images and video art of Southeast Asia. The festival will take place from the 23rd to the 29th of October at various non-theatre, everyday Saigon locations. Every event / evening during the week, OOF! will reveal a particular theme, and feature collaborations with regional initiatives, collectives, curators and filmmakers – a number of whom will be present throughout the week to organize talks and workshops.

OUT OF FRAME is a synthetic with an experimental approach to the public. The project aims to question the relation between cinemas and its audiences, film as an incident of awareness, not purely a form of entertainment.

ADVENTURER AUDIENCES

Through OUT OF FRAME, besides our concern towards the works and their makers and aim to beg to question: who are the audiences, in and outside the frame and within the reality out there? Upon the question, we are suddenly at a loss for words: unlike the artists and the artworks always discerningly defined, the audiences are composed entirely of the unknown individuals, coming in and leaving out. What is their role anyways?

Through attempted tipping off the balance in our curatorial approach against the moving image-related backdrop, OUT OF FRAME hopes to awaken undiscovered peculiar relationships between the works and their audiences.

There will be a group of 10 to 15 participants, hereby addressed as Adventurer Audiences (OOFAA!), to accompany OUT OF FRAME throughout the project’s span. They might be consisted of: film students, arts students, general audiences, filmmakers, journalists or ones without virtually any background related to the arts.

OOFAA! will need to commit themselves to certain rules and regulations set out by the Project, most importantly – not giving up.

In the week of the happening, OOFAA! are meant to participate in all screenings as well as activities and actively pen down their thoughts, their feels towards what they will be experiencing from the works to the locations and to the people whom they will encounter using any possible medium (video, image, articles, compositions, poems, short story, ANY MEDIUM). The materials will henceforth collected when OUT OF FRAME is over and announced to the public in ANY MEDIUM equally .

ARTISTS AND ARTWORKS
OUT OF FRAME centers around curating and screening moving image works from Southeast Asian independent filmmakers and artists.

SCHEDULE FOR SCREENINGS
October 23 – 18.30 & 20.00
Day by Day (Vietnam, Nguyen Thi Thanh Mai)
Vang Café, 59 Alley, Phan Dang Luu, Phu Nhuan District
Q&A with artist Nguyen Thi Thanh Mai

★October 24 – 19.30
Where I go + Three Wheels (Cambodia, Kavich Neang)
BLANC Art Space, 57D Tú Xương, Q. 3
Skype with Kavich Neang

★October 25 – 19.30
Across the forest (Vietnam, Truong Cong Tung) + Letters from padunganda (Vietnam, Nguyen Trinh Thi)
Saigon International Film School, 15A Hoàng Hoa Thám, Q. Phú Nhuận
Discussion with artist Truong Cong Tung

★October 26 – 19.30
OUT OF FRAME x An Ordinary City – A combination of talk, presentation and screening presenting multiple aspects of Saigon’s ordinary lives, with invited guests from various backgrounds (architecture, urban planning, photography, typography, etc). Further details will be updated on OUT OF FRAME’s Facebook Fan Page (facebook.com/oof.fest)
Saturday Café, 19B Pham Ngoc Thach Str., District 3

★October 27 – 18.30 & 20.00
The Kalampag Tracking Agency (Philippines, curated by Shireen Seno & Merv Espina)
Kafka Bookstore, 54/2 Nguyen Cu Trinh, District 1
Q&A with curator/artist Shireen Seno

★October 28 – 19.00 đến 22.00
OUT OF FRAME x Sao La – Southeast Asian shorts screening at multiple locations as part of artists’ studios currently taking part in Sao La’s Art Walk programme in October. Further details will be updated on OUT OF FRAME’s Facebook page (facebook.com/oof.fest)
Multiple locations

★October 29 – 19.30
Y/Our Music (Thailand, David Reeve & Waraluck Hiransrettawat Every)
Zero Station, No.12, Street 43rd., Lam Van Ben (perpendicular), Binh Thuan ward, District 7
Q&A with Waraluck Hiransrettawat Every

OUT OF FRAME PRODUCTION TEAM

Trương Minh Quý – co-curator
Trần Duy Hưng – co-curator / co-manager
Nguyễn Phước Bảo Châu – co-manager
Hoàng Tâm An – producer
Lê Duy Khương – assistant
Nguyễn Trọng Nhân – assistant
Nguyễn Hồng Sơn – assistant
Trần Nguyễn Trung Tín – graphic designer
Vicky Alvarez – illustrator / graphic designer

More information on the OOF! project
facebook.com/oof.fest
oof.fest@gmail.com

OOF! is funded by Zero Station under the Asian IN/Visible Station project (Asian IN/Visible Station is co-managed by Zero Station and Japan Foundation’s Asia Center and curated by Zero Station).
More information on ZeroStation and the AIS project
http://zerostationvn.org/ga0/blog/category/hot-pot/
asian.invisible.station@gmail.com

===

“NGOÀI KHUÔN HÌNH”, một trải nghiệm mới về điện ảnh

Nguyễn Như Huy
Giám tuyển dự án trạm ẨN/HIỆN châu Á 2016-17
Giám đốc nghệ thuật Ga 0 (www.zerostationvn.org)

1. Vài nét mô tả và phân tích

Sau một thời gian chuẩn bị và làm nóng, vào Chủ Nhật, 23 tháng 10 năm 2016, một liên hoan phim rất lạ lùng sẽ diễn ra tại TP HCM. Đây là dự án do giám tuyển độc lập Trương Minh Quý và các bạn của anh lập ra. Dự án này mang tên “NGOÀI KHUÔN HÌNH”. Về mặt thực hiện, đây là 1 tuần lễ chiếu các bộ phim từ các tác giả Đông Nam Á và Việt Nam tại rất nhiều địa điểm công cộng và riêng tư tại TP HCM, từ quán coffe đến nhà riêng. Kèm theo cùng với chiếu phim là các hội thảo và workshop, giữa các đạo diễn bộ phim đó, từ Đông Nam Á được mời sang TP HCM, với các đạo diễn Việt Nam và công chúng tại TP HCM. Điểm đặc biệt của liên hoan phim này là việc nó tạo ra một tập hợp khán giả mà giám tuyển của dự án đặt tên là “khán giả dấn thân”. Đây là các khán giả đăng kí theo suốt các sự kiện của liên hoan phim trong vòng một tuần, xem phim, thảo luận cùng đạo diễn, và viết các review hay các cảm nhận về bộ phim

curatorial team of OFF! (from left to right) Tran Duy Hung, Truong Minh Quy, Trinh Thi ( director who has the film screened in OFF!), and Nguyen Phuoc Bao Chau

curatorial team of OFF! (from left to right) Tran Duy Hung, Truong Minh Quy, Trinh Thi ( director who has the film screened in OFF!), and Nguyen Phuoc Bao Chau

Xét về góc độ liên hoan phim, đây là một sự kiện mang tính phá cách (alternative), khi mọi yếu tố của một liên hoan phim truyền thống như thảm đỏ, giám khảo chuyên tinh, hay các công chúng tò mò giải trí giờ đây đã được giải hoá hoặc thay thế vai trò. Khán giả trở thành giám khảo. Địa điểm chiếu phim hào nhoáng chuyên nghiệp và có tính tập trung trở thành các nơi chốn đời thường, riêng tư hay công cộng, được chuyển nghĩa tạm thời. Các đạo diễn không còn là các “ông kẹ” hào nhoáng, mà trở thành những nghệ sĩ dấn thân, tìm cách chia sẻ và tiếp cận công chúng ở góc độ đời thường.

Tuy nhiên, có thực đây là một dạng sự kiện kiểu phá cách, hay thử nghiệm không? Câu trả lời theo tôi lại là KHÔNG. Vào đầu thế kỉ, trong bài viết có tính khai minh “nghệ thuật của kỉ nguyên tái sản xuất dựa vào máy móc cơ giới”, Walter Benjamin đã chỉ ra một đặc tính quan trọng của điện ảnh, tức đặc tính làm nó khác hoàn toàn với các dạng nghệ thuật như hội hoạ , văn chương, hoặc âm nhạc; đó là đặc tính bình dân hoá. Tuy nhiên xin đừng hiểu khái niệm bình dân này ở góc độ tiêu cực. Trái lại, với Walter Benjamin, tính chất bình dân của một bộ phim ở đây được hiểu theo nghĩa, với một tác phẩm điện ảnh thì bất kì ai, từ người ít học, không biết chữ, cho đến người vô cùng uyên bác, thiên kinh vạn quyển đều có thể thưởng thức và tiếp cận như nhau, và sau đó, đều có thể đưa ra các bình luận và nhận xét dù khác nhau, song có hiệu lực như nhau. Tính chất này hoàn toàn khác với tính chất của một tác phẩm hội hoạ-ví dụ như tác phẩm lập thể, hay các tác phẩn vị niệm, khi mà công chúng ở dây, nếu muốn thưởng thức được tới mức có thể sản tạo ra các phê bình có hiệu lực, thì sẽ phải có sẵn một lượng kiến thức nền về lịch sử nghê thuật. Chính ở đây, điện ảnh có tính phê phán cao hơn rất nhiều các công cụ nghê thuật khác, bởi nó đã trở thành công cụ phê phán sẵn dụng với mọi tầng lớp và lứa tuổi, mọi giai cấp và trình độ. Yếu tính này của điện ảnh trong viễn kiến của Walter Benjamin từ đầu thế kỉ, ngày nay, càng được làm rõ khi các công cụ sản xuất hình ảnh của thời toàn cầu hoá và truyền thông đại chúng hiện tại đã đa dạng và dễ dụng hơn nhiều, qua đó, giải toả tuyệt đối tính chuyên nghiệp hay các rào cản kĩ thuật. Có thể nói, trong hiện tại, bất kì ai cung có thể sử dụng công cụ tạo dựng hình ảnh động, công cụ truyền thông để phát tán hình ảnh đó, theo cách mình muốn, qua đó, tạo ra một phiên bản phê phán của riêng mình

Vì lí do đó, khi liên hoan phim NGOÀN KHUÔN HÌNH dường như muốn giải kiến tạo chính điện ảnh trong vai trò một công cụ tạo ảo giác và huyền thoại, công cụ tạo sự kiện giải trí, để đưa nó trở lại ý niệm ban đầu,: công cụ đối thoại và phê phán ở tầm mức đời thường, thì giám tuyển của NGOÀI KHUÔN HÌNH đã không hề có gì mới mẻ cả.

Các công chúng dấn thân, từ mọi lứa tuổi khác nhau, mọi giai cấp khác nhau, mọi trình độ khác nhau, trong một tuần, về mặt biểu tượng, sẽ chơi một trò chơi cút bắt với điện ảnh tại khắp các địa điểm trong thành phố, giờ đây đã biến thành một địa bàn của nghệ thuật, địa bàn của các đối thoại nhiều chiều.

Các bộ phim của các đạo diễn Đông Nam Á và Việt Nam, ở đây, đã không phân chia thể loại theo hệ Hollywood, như phim kinh dị, phim tình cảm, phim hài, v.v., tức những cách phân loại kiểu hàng hoá giúp người mua dễ dàng chọn lựa mà trộn lẫn tất cả vào nhau, từ video art, phim ngắn, phim dài, phim tài liệu. Chính sự trộn lẫn cố ý này dường như đã là một thông điệp vị niệm của giám tuyển, coi bản thân mọi dạng thức phim đều chỉ là các nguồn mạch sản xuất tri thức theo các cách khác nhau, và từ đó, trở nên các cơn cớ thúc đẩy cảm năng phê phán trong người xem, tức những người không cần quan tâm gì đến cái gọi là các tri thức chuyên tinh như lịch sử điện ảnh hay các kiểu lối ki thuật, để có thể sản tạo ra các phê phán xã hội hay thẩm mỹ.

OFF screening at Yoko Coffee

OFF screening at Yoko Coffee

Còn về các địa điểm chiếu phim trong liên hoan phim NGOÀI KHUÔN HÌNH. Ở đây, chúng hoàn toàn không phải là các nơi chốn ngày càng chuyên nghiệp và giải trí cao. (1)Trái lại, chúng là các địa điểm bình dân trong các ngóc ngách, hẻm phố, hay các căn hộ hoặc xưởng làm việc riêng tư, được sử dụng kiểu thời vụ. Điện ảnh ở đây dường như đã đươc giải hoá vào đời thường, vào thói quen sống trải của người bình dân địa phương (2) , được chuyển hoá thành các tiểu đối thoại, các niềm vui và băn khoăn giọng thứ (minor). Có nghĩa là, ở đây, phê phán, hiểu theo nghĩa từ nguyên Hy lạp, κριτικός (kritikós), κριτής (krités), κρίνειν (krinein),, tức các hành vi phản tư, phân tích hay nối khớp, đã được khởi hoạt theo cách sinh động nhất, văn cảnh hoá nhất, để rồi các trải nghiệm điện ảnh dường như đã được làm giàu có hơn bao giờ hết trong khung cảnh địa phương.

Chính sự giàu có này, tôi tin rằng, sẽ góp phần làm sinh động hơn cách hiểu vê điện ảnh và hơn thế, về sự phê phán ở tầm mức quốc tế. Mọi địa phương, đều giữ trong mình một nỗi hàm quốc tế. Quốc tế chính là một diễn đàn đa giọng của vô số địa phương đang chuyển động

2. Kết luận

Nói tóm lại, liên hoan phim NGOÀI KHUÔN HÌNH, với các phân tích vắn tắt ở trên, theo tôi đã đặt ra được một mốc rất quan trọng không chỉ cho Việt nam, mà còn ở tầm mức khu vực. Bằng sự giám tuyển và tổ chức thông minh cũng như bằng một viễn kiến sáng tạo, giám tuyển của dự án đã mở ra được các khía cạnh ẩn hình nơi thưc tại. Chính sự mở ra ấy đã làm cho người dân bình thường trở nên nhà phê bình điện ảnh,; Đô thị sống trở nên một địa bàn cho các cuộc truy tầm nghệ thuật; Các địa chỉ riêng tư hay công cộng trở nên không gian chứa đựng các đối thoại nhiều chiều; Các bộ phim, thay vì là các sản phẩm giải trí, trở thành những công cụ sản tạo tri thức phê phán, v.v.

watching video work at an artist studio

watching video work at an artist studio

Người Hy Lạp cố đại có một chữ rất thú vị để nói về Sự-thật. Đó là chữ ἀλήθεια (Aletheia). Chữ này được dịch sang tiếng Anh là “Unclosedness” hay “Disclosure”, tức là sự “hết còn che giấu”, hay sự “bật mí”. Hiểu một cách nôm na, ἀλήθεια là trạng thái “vỡ lẽ”, trạng thái “thấy ra điều gì mà trước đây không thấy; điều gì mà trước đây tưởng là điều khác” (Nguyễn Du từng viết rất tinh tế và chính xác về trạng thái này, “Trời còn để có hôm nay/Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”).

Nói một cách ngắn gọn, sự thật. đối với người Hy lạp không phải là trang thái tương đồng của hình ảnh trong trí não với thực tế bên ngoài, mà nó phải là môt sự “vỡ lẽ”, một biến cố (ereignis) giúp thấy ra được điều gì mà trước ta tưởng là điều khác’

Dường như theo phân tích ở trên, dự án NGOÀI KHUÔN HÌNH có vẻ như cũng đã trở thành một địa bàn nơi sự thật xảy ra. Và theo Heidegger, nơi sự thật xảy ra chính tác phẩm/thực hành nghệ thuật đích thực.

Nhìn từ góc độ ý niệm, tôi cho rằng, toàn bộ dự án NGOÀI KHUÔN HÌNH, chính là một tác phẩm/thực hành nghệ thuật đich thực theo mọi nghĩa.

Xin chào mừng dự án NGOÀI KHUÔN HÌNH, giám tuyển Trương Minh Quý, và nhóm NGOÀI KHUÔN HÌNH.

Dự án NGOÀI KHUÔN HÌNH là dự án được tài trợ toàn bộ từ dự án trạm ẨN/HIỆN châu Á do Ga0 và trung tâm châu Á, Quỹ Nhật Bản đồng tổ chức, Ga0 giám tuyển

Để biết thêm về dự án NGOÀI KHUÔN HÌNH, click vào đây

Để biêt` thêm về dự án trạm ẨN/HIỆN châu Á, click vào đây

1.Tập đoàn phát hành phim CGV vừa cho công bố một rạp phim tiện nghi nhất Việt Nam, nơi người xem có thể nằm trên giường và xem phim. Dĩ nhiên họ có quyền ngủ mà không xem phim, nếu thích
2.Tôi nhớ đến các buổi xem video phim chưởng HK xưa kia tại Hà Nội, khi một gia đình nào đó có đầu video VHS và tổ chức chiếu phim chui, bán vé cho vài chục người chen kín trong nhà

CÁC THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN “NGOÀI KHUÔN HÌNH”

NGOÀI KHUÔN HÌNH (OUT OF FRAME) là một chuỗi hoạt động kéo dài suốt 01 tuần tôn vinh điện ảnh độc lập và video art khu vực Đông Nam Á. Festival sẽ diễn ra hàng ngày từ ngày 23 đến 29 tháng 10 tại nhiều địa điểm trái-khuấy tại Saigon. Mỗi sự kiện diễn ra vào buổi tối sẽ tuân theo một chủ đề riêng và theo hợp tác với những nhà kiến thiết, những tập thể, giám tuyển, nhà làm phim trong khu vực – nhiều nhân vật trong số này sẽ xuất hiện và giao lưu cũng như tiến hành workshop với khán giả tham gia.

OUT OF FRAME là một trải nghiệm tương tác mang tính thể nghiệm với công chúng. Dự án nhắm đến việc chất vấn mối quan hệ giữa điện ảnh và khán giả, mang bộ phim như một sự kiện của nhận thức hơn là một hình thái giải trí thông thường.

KHÁN GIẢ DẤN THÂN

Ở dự án OUT OF FRAME, bên cạnh mối quan tâm về tác phẩm và nghệ sĩ, chúng tôi còn muốn đặt câu hỏi: công chúng – những người bên ngoài khung hình và ở bên trong thế giới thực tại này – là ai? Khi nghe câu hỏi này, đột nhiên chúng ta thấy lúng túng vì, khác với nghệ sĩ và tác phẩm được định danh rõ ràng một cách chủ ý, thì công chúng với chúng ta chỉ là một tập hợp những cá nhân đến và đi không rõ danh tính. Vậy vai trò của khán giả ở đây là gì?

Thông qua việc tạo nên sự mất cân bằng trong cách tiếp cận thông thường cho một dự án liên quan đến hình ảnh động, OUT OF FRAME hy vọng phát lộ những kiểu cách quan hệ mới mẻ khác lạ giữa nghệ sĩ-tác phẩm và công chúng.

Sẽ có một nhóm khán giả từ 10-15 người, gọi là Khán giả Dấn Thân, đi cùng OUT OF FRAME trong suốt quá trình tham gia dự án. Những khán giả Dấn Thân có thể là: sinh viên trường phim, sinh viên trường mỹ thuật, sinh viên nói chung, người làm phim, người viết báo, người không liên quan đến nghệ thuật…

Những khán giả này cần cam kết đồng thuận với những quy đnh của dự án, và trên hết là cam kết không từ bỏ giữa chừng.

Trong tuần diễn ra OUT OF FRAME, nhóm Khán giả Dấn Thân sẽ tham dự tất cả các sự kiện của dự án và chủ động ghi lại những cảm nhận và suy nghĩ của họ về các bộ phim, về các địa điểm chiếu phim, về những con người họ gặp, v.v.., dưới bất kỳ hình thức nào (video, hình ảnh, các bài viết, các bản nhạc, các bài thơ, truyện ngắn, BẤT KỲ HÌNH THỨC NÀO). Những bài viết, hình ảnh của nhóm khán giả này sẽ được tập hợp lại sau khi OUT OF FRAME kết thúc và được công bố cũng dưới BẤT KỲ HÌNH THỨC NÀO.

NGHỆ SỸ VÀ TÁC PHẨM

OUT OF FRAME tập trung vào lựa chọn và trình chiếu những tác phẩm hình ảnh động đến từ các nhà làm phim và nghệ sĩ trong khu vực Đông Nam Á.

LỊCH CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHIẾU PHM
★23/10/2016 – 18.30 & 20.00
Day by Day (Việt Nam, Nguyễn Thị Thanh Mai)
Quán Vắng, Hẻm 59, Phan Đăng Lưu, Quận Phú Nhuận
Giao lưu cùng nghệ sỹ Nguyễn Thị Thanh Mai

★24.10 | 19.30
Where I go + Three wheels
BLANC Art Space, 57D Tú Xương, Q. 3
Giao lưu cùng nghệ sỹ Kavich Neang qua Skype

★25.10 | 19.00
Across the forest + Letters from Panduranga
Saigon International Film School, 15A Hoàng Hoa Thám, Q. Phú Nhuận
Giao lưu cùng nghệ sĩ Trương Công Tùng

★26/10/2016 – 19.30
OUT OF FRAME x An Ordinary City – Buổi trao đổi, thuyết trình và chiếu phim về nhiều chủ đề khác nhau của cuộc sống thường ngày ở Sài Gòn, với khách mời từ nhiều lĩnh vực (kiến trúc, hội họa, phát triển đô thị, nhiếp ảnh, typography, v..v..). Thông tin thêm sẽ được cập nhật qua Facebook của OUT OF FRAME (facebook.com/oof.fest)
Salon Văn Hóa Cà Phê Thứ Bảy, 19B Phạm Ngọc Thạch, Quận 3

★27/10/2016 – 18.30 & 20.00
The Kalampag Tracking Agency (Philippines, giám tuyển bởi Shireen Seno & Merv Espina)
Tiệm sách Kafka, 54/2 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
Giao lưu cùng giám tuyển/nghệ sỹ Shireen Seno

★28/10/2016– 19.00 đến 22.00
OUT OF FRAME x Sao La – Chương trình chiếu phim ngắn Đông Nam Á ở một loạt địa điểm khác nhau ở Sài Gòn, một số là xưởng nghệ sỹ hiện đang tham gia chuỗi sự kiện Art Walk trong tháng 10 của Sao La. Thông tin thêm sẽ được cập nhật qua Facebook của OUT OF FRAME (facebook.com/oof.fest)
Nhiều địa điểm khác nhau

★29/10/2016 – 19.30
Y/Our Music (Thái Lan, David Reeve & Waraluck Hiransrettawat Every)
Ga 0, 12 Đường 43, Lâm Văn Bền, Quận 7
Giao lưu cùng nghệ sỹ Waraluck Hiransrettawat Every

THÀNH VIÊN TỔ CHỨC:
Trương Minh Quý – co-curator
Trần Duy Hưng – co-curator / co-manager
Nguyễn Phước Bảo Châu – co-manager
Hoàng Tâm An – producer
Lê Duy Khương – assistant
Nguyễn Trọng Nhân – assistant
Nguyễn Hồng Sơn – assistant
Trần Nguyễn Trung Tín – graphic designer
Vicky Alvarez – illustrator / graphic designer

Theo dõi và tìm hiểu thêm về dự án tại:
facebook.com/oof.fest
oof.fest@gmail.com

**Dự án OOF! được Ga 0 tài trợ và thuộc khuôn khổ dự án Trạm ẨN/HIỆN Châu Á (dự án Trạm ẨN/HIỆN do Ga 0 và Trung Tâm Châu Á, Quỹ Nhật Bản đồng tổ chức và Ga 0 giám tuyển)

Thông tin về Ga 0 và dự án Trạm Ẩn/HIỆN Châu Á:
http://zerostationvn.org/ga0/blog/category/hot-pot/
asian.invisible.station@gmail.com

 

 

OFF curatorial team interview
Teaser - Out Of Frame project
OFF documentary
TOP