Thoái Ẩn|Out of Range

Logo

(please scroll down for English) 

DỰ ÁN “THOÁI ẨN” 

“Con người năng động nhất là khi họ không làm gì cả. Con người ít cô đơn nhất là khi họ chỉ một mình” [Numquam se plus agere quam nihil cum ageret, numquam minus solum esse quam cum solus esset] (Cato)

I. Ý đồ dự án THOÁI ẨN

  1. Dự án này muốn khảo sát các khả năng của sự lười biếng, xét như hành động suy tư. Suy tư hiểu theo cách quan niệm của Heidegger:

    Không giống khoa học, suy tư không mang lại tri thức
    Suy t
    ư không sản xuất ra các kiến thức thực dụng
    Suy t
    ư không giải quyết các nan đề của vũ trụ
    Suy t
    ư không ban tặng trực tiếp cho chúng ta năng lực hành động*

Suy tư ở đây- chính là năng lực đặc biệt của con người-giúp hắn tiến gần hơn tới Tồn tại, có nghĩa rằng, giúp hắn hiểu ra ý nghĩa của cuộc đời hắn. Suy tư, chính vì thế, là một hình thức thoái ẩn. Suy tư, vì thế không phải là một dạng hành vi thực dụng- mà là một thứ đức hạnh.

  1. Suy tư, y như cách hiểu của Socrates, Plato, Đức Phật, Aristotle, Kant…đều là sự thoái ẩn khỏi thế giới thực dụng. Xenophon từng kể là Socrates, khi còn ở trong trại lính, đã có lúc, đang tập hành quân ngon trớn, bỗng đứng im bất động suy tư suốt 24 giờ. Nhưng sự thoái ẩn này không phải là sự quy ẩn-theo nghĩa chìm trong cô độc bất động. Con người suy tư là con người hành động-bởi, xét như là một hành động -khi suy tư- kẻ suy tư không cô độc vì vào lúc suy tư-hắn ta đang đối thoại, tức là vào lúc đó, trong hắn có hai người. Suy tư chính là hiện thể của tình trạng nhị tồn trong một tồn tại. Nó trái với cô đơn, vì cô đơn là sự quy ẩn biến bản thân thành nhất phiến
  1. Song chính suy tư-dường như là điều các nghệ sỹ đương đại thiếu nhất. Nói đúng hơn, tình trạng cạnh tranh khốc liệt về nghề nghiệp vế sự thành công trong ngành công nghiệp nghệ thuật-đã khiến cho họ không còn thời gian lười biếng, -hiểu theo nghĩa thoái ẩn để đối thoại với chính bản thân-, mà khiến cho mọi suy tư đều tự động trở thành các proposal hay các bản ý tưởng tác phẩm. Suy tư ở đây, éo le thay, đã trở thành chất liệu để đạt tới các mục tiêu thiếu vắng suy tư
  1. Vì lý do đó, dự án này sẽ tìm cách tạo ra một môi trường suy tư, môi trường thoái ẩn, môi trường lười biếng, môi trường của sự không-sản-xuất cho các nghệ sỹ. Nhìn từ góc độ này, Thoái Ẩn- có thể hiểu là sự thoái ẩn khỏi dòng chảy cưỡng buộc của ngành công nghiệp nghệ thuật
  1. “Xã hội” là gì?, và rồi, “Điêu khắc xã hội” là gì?—Đây là một thử nghiệm về “sự thử-lại”, không phải là về “suy tư lại”
  1. Sẽ ra sao nếu chính “quán Cà phê” trong đô thị đã trình ra chính mình như sân khấu quan trọng nhất cho các sự trình diễn xã hội, và tái hiện bản thân như một sự dàn dựng có tính thử nghiệm đầy sức mạnh, mà ở đó các sự trao đổi ý tưởng, các sự quản lý vốn, và chính sự lười biếng đồng hiện điện trong cùng không/thời gian. Làm thế nào nghệ sỹ đối mặt với cỗ máy “quyền lực” của cái sân khấu thể nghiệm này?Ta từ khước tham gia như một bộ phận thuộc logic của nó, hay ta vẫn tham gia, song cần ý thức về sức mạnh của nó?
  1. Trong chủ nghĩa hiện đại sự tiến bộ về sản xuất-tức logic về sản xuất và sáng tạo nghệ thuật đã được điều khiển bằng kỹ thuật quản lý kinh tế. Nghệ thuật xét như vật thể là phương pháp làm cho nghệ thuật đi vào thị trường của chủ nghĩa tư bản. Và đạo đức học của thái độ “có trách nhiệm”-tức điều do các triết gia hay các nhà khoa học xã hội chế ra đã trở thành cái bẫy để bắt về các nghệ sỹ. Liệu nghệ sỹ có thể gắng/dũng cảm thoát khỏi đại tự sự luân lý với nội dung kể về người nghệ sỹ xét như người sản xuất chứ không phải về người nghệ sỹ xét như người biểu đạt? Liệu ta có thế nào dùng chính sự lười biếng đỉnh cao-chứ không phải các động thái anh hùng vất vả- để phản lại cái tâm thức hiện đại về sự sản xuất hay sự lao động chăm chỉ như thái độ luân lý này ?

*Hannah Adrent, Đời sống của tâm trí,(The life of the mind), Mariner Books; First edition (March 16, 1981)

II. Đà lạt

  1. Đà lạt là một thành phố đặc biệt của Việt Nam. Kể từ cuối thế kỷ 19, khi nó được người Pháp tìm ra và xây dựng tới nay, nó luôn là một nơi dường như có tính thoái ẩn. Về mặt địa lý, phong cảnh hữu tình núi đồi trùng điệp, hồ rộng thác cao và khí hậu lạnh của Đà Lạt làm cho nó trở thành một không gian khác – tách biệt khỏi các dạng không gian đô thị nói chung của Việt Nam. Đây cũng là lý do các nghệ sỹ Việt Nam, cả từ trước 1975, lẫn sau 1975, đều tìm về Đà Lạt và coi đó nhưng không gian thoái ẩn, suy tư của họ.
  2. Trong hiện tại cũng vậy, khác xa các sự ồn ào nhộn nhịp, cả về đời sống , cả về hoạt động nghệ thuật (xét như môi trường sản xuất vật thể và triển lãm)-ở Sài Gòn hay Hà nội, Đà lạt vẫn giữ nguyên tính thoái ẩn của nó. Ở đây chỉ có đồi cao lũng thấp sương mù; chỉ có núi non trùng điệp và hồ lặng mênh mông.
  3. Đó là lý do chúng tôi chọn Đà lạt làm địa bàn cho dự án Thoái Ẩn này

 III. Cấu trúc dự án

  1. Trong vòng 10 ngày, từ (dự kiến) 18 tháng 11 đến 28 tháng 11, các nghệ sỹ Việt Nam và Đài Loan sẽ tập trung tại Đà Lạt.
  2. Suốt 10 ngày đó, họ sẽ cùng nhau thảo luận. Các cuộc thảo luận sẽ diễn ra trong vài ba hình thức. a/ trình chiếu tác phẩm và suy tư của mình với nhau; b/seminar với khách mời; c/ suy tư thể hiện qua các vật thể (social sculpture) [hết 10 ngày các vật thể đó sẽ bị phá huỷ]; d/ các cuộc trình diễn hay hoạt động ngẫu hứng (khi lời nói không đủ truyền tải suy tư); e/ Đi thăm các con người và không gian có thể minh hoạ sự thoái ẩn tại Đà Lạt
  3. Vào ngày mùng 1 tháng 12 (dự kiến)-tất cả sẽ có một buổi tổng kết tại TP HCM. Trong buổi tổng kết đó, các nghệ sỹ và khách mời sẽ trình bày lại trải nghiệm trong 10 ngày ở Đà Lạt qua các hình thức tự do (đọc thơ, trình chiếu, nói miệng, vân vân). Đồng thời sẽ có 1 triển lãm kiểu pop up các suy tư hay các tác phẩm cũ của các nghệ sỹ tại không gian tổng kết ở TP HCM

 

 IV. Danh sách nghệ sĩ tham gia vào dự án

A-Việt Nam

  1. Nguyễn Trần Ưu Đàm: https://www.uudamstudio.com
  2. Lê Giang: https://www.legiangle.com 
  3. Nguyễn Văn Đủ: https://factoryartscentre.com/en/artist_maker/nguyen-van-du-en/

B-Đài Loan

  1. Tai Han-Hong
: http://www.taihanhong.com/cv/#e_cv  (Keywords: space, wood works, poetic spatial narrative)
  2. Lin Shu-Kai
: https://tcaaarchive.org/artist/29837/
  3. Chuang Tong-Chiao
: https://www.184cranegallery.com/copy-of-artist-chou-ching-hui

Lo Shi-Tung  (Kiêm điều phối viên)

https://ocac.com.tw/index.php/en/artists/item/134-lo-shih-tung?fbclid=IwAR2I_4I8zRx-GK9HTiJi1ae48AkDqWVpboqBKcxkaLPCHE_qSNsm752LT-Q

 

V. Các đối tác tài trợ cho dự án 

  • Tại Đà Lạt

The Married Beans Specialty Coffee

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh

Toong Co-working Space

Salon LYTHI


Dự án này được bộ văn hoá Đài loan tài trợ và tổ chức.

Đồng tổ chức: Văn phòng văn hoá và kinh tế Đài Bắc tại Thái lan

Giám tuyển và thực hiện; Ga 0, Việt Nam, và Nhà Máy Ngoài Luồng, Đài Loan

 



 

THE PROJECT “OUT OF RANGE”

 

“never is man more active than when he does nothing, never is he less alone than he is by himself” [Numquam se plus agere quam nihil cum ageret, numquam minus solum esse quam cum solus esset] (Cato)

 I. The Concept of the Project

  1. The project wants to investigate the possibilities of the laziness as the labour of thinking. Here, the thinking is understood in Heideggerian way

Thinking does not bring knowledge as do the sciences.

Thinking does not produce usable practical wisdom

Thinking does not solve the riddles of universe.

Thinking does not endow us directly with the power to act*

Here thinking is exclusive competence of human beings leading him closer to the Being, that is, to enable him to be aware of the truth of his own existence. Thinking here becomes the sort of the withdrawal. It is not practically useful, but it is one with virtue

  1. Thinking, from Socrates, Plato, Buddha, Aristotle, Kant…has been always the move out from the practical world. Xenophon told us that when serving in army, during a march training, Socrates suddenly had stood motionlessly 24 hours. However, this thinking-withdrawal is not the isolation, which may be understood as being alone. The man who thinks is always the man of action because when thinking, he is always in a dialogue. Thinking is opposite with being alone because it shows the situation of two in one. Being alone means only one
  1. But is thinking what the artists in present time lack the most? The answer probably is “yes”. The severe competitive condition in the art industry makes them having no longer time for being lazy (understood as the withdrawal-thinking) and turns all of the possible thinking into the proposals or statements to get funding or the opportunities for exhibition or the likes. Their thinking, ironically, now becomes the rhetoric to get the less-thinking purposes
  1. This project will try to create the platform for withdrawal-thinking, that is, the platform of the laziness, of not-production. Seen from this perspective, “Out of Range” could be understood as the platform that locates outside of the forcing stream of the art industry
  1. What’s “Society”, and what’s “social sculpture”. A experiment about “re-try”, not “re-think”.
  1. What if “Cafe” in the city already present itself as the most important stage of social performance, and represent itself as the most powerful experimental installation, which install the platform of idea exchange, capital management and laziness coexist in the same time and same space. How could artists face this “powerful” machine of experimental stage. Should we give up to join it, as part of the logic? Or we should be aware of it?
  1. In the modernism productive progress, the logic about art production and creation has been conducted under the technique of economical management. Art as the object production is a method to make art engage the capitalism market. And the ethics or “responsibility” which invented by philosopher or social scientists became the traps for artists. Can it be possible, if the artists try/dare to escape the moral narratives which concentrate on artists’ production, nor on artists’ expression. How could we do? To use the most laziness, not the heroic way, to reverse, or betray the modernism mind.

*Hannah Adrent, The life of the mind, Mariner Books; First edition (March 16, 1981)

II. Dalat

  1. Dalat is very special city of Vietnam. Since the end of 19th centuries when it was discovered, planted and built by the French colonialists to be the city resort up to now, it was always being considered as the place of the withdrawal. Geographically, its romantically beautiful landscapes of the mountains, waterfalls and lakes plus with very cool weather for the entire of year turn it to be the “other” space of the busy cities of Vietnam. That is why many Vietnamese artists, both pre and after 1975 always choose Dalat to be their dream home where they can dwell easily without the pressure of the modernity
  2. Even at the present, opposite to the busy and loud life of art in Hochiminh city and Hanoi, Dalat keeps itself in the form of the withdrawal into itself. Here are only mountains, fog, plus with the silent words of the far lake and sometime there is a week-long rain that turns everything into a forever waiting-upon
  3. That is why we choose Dalat to be the platform for the project “Out of range”

 III. The structure of the project

  1. During 10 days from (tentative) 18th October to 28th October all artists from Vietnam and Taiwan will be gathered in Dalat
  2. In the entire of those 10 days, they will participate in a continuing discussion in several forms; a/presentation works and sharing ideas; b/ seminars with guest lecturers; thinking transformed into objects (social sculpture) [after 10 days all social sculpture-thinking made during 10 days will be destroyed]; d/ spontaneously live performance (when the words cannot be enough to capture thinking; e/ visiting to local people and site that can illustrate the withdrawal spirit of Dalat
  3. On the 1st December (tentative), all will be gathered again in a wrapping-up meeting in Hochiminh city. For this occasion, all the artists and guest speakers will present their experiences during 10 days in Dalat in various forms (poems reading, presenting, or giving talks). At the same time there will be sort of a pop-up show of the works of the artists of the project

 

IV. List of the artists of the project

A-Vietnam

  1. Nguyễn Trần Ưu Đàm: https://www.uudamstudio.com
  2. Lê Giang: https://www.legiangle.com 
  3. Nguyễn Văn Đủ: https://factoryartscentre.com/en/artist_maker/nguyen-van-du-en/

B-Taiwan

  1. Tai Han-Hong
: http://www.taihanhong.com/cv/#e_cv  (Keywords: space, wood works, poetic spatial narrative)
  2. Lin Shu-Kai
: https://tcaaarchive.org/artist/29837/
  3. Chuang Tong-Chiao
: https://www.184cranegallery.com/copy-of-artist-chou-ching-hui

Lo Shi-Tung  (Coordinator)

https://ocac.com.tw/index.php/en/artists/item/134-lo-shih-tung?fbclid=IwAR2I_4I8zRx-GK9HTiJi1ae48AkDqWVpboqBKcxkaLPCHE_qSNsm752LT-Q

 

V. Partners of the project

  • The local partners of the project in Dalat

The Married Beans Specialty Coffee

  • The local partners of the project in Hochiminh city

Toong Co-working Space

Salon LYTHI


This project is officially funded and organized by Taiwan Ministry of Culture and co-organized by Taipei economic and culture office in Bangkok, Thailand 

This project is co-curated by ZeroStation, Vietnam and Outside factory, Taiwan

[ZeroStation]_Thoái Ẩn | Out of Range_Project Overview
[ZeroStation]_Thoái Ẩn | Out of Range
[ZeroStation]_Thoái Ẩn | Out of Range - Nghệ sĩ Lê Giang
[ZeroStation]_Thoái Ẩn | Out of Range - Nghệ sĩ Chuang Tong-Chiao
[ZeroStation]_Thoái Ẩn | Out of Range - Nghệ sĩ Nguyễn Trần Ưu Đàm
[ZeroStation]_Thoái Ẩn | Out of Range - Hoạ sĩ Nguyễn Văn Đủ
[ZeroStation]_Thoái Ẩn | Out of Range - Nghệ sĩ Lin Shu-Kai
[ZeroStation]_Thoái Ẩn | Out of Range - Nghệ sĩ Tai Han-Hong
[ZeroStation]_Thoái Ẩn | Out of Range - Nghệ sĩ Lo Shih-Tung
TOP