(kéo xuống để đọc tiếng Việt)
SERIES OF PUBLIC TALKS
The series of Public Talks will showcase speakers representing a range of diverse arts spaces and initiatives from around Southeast Asia and Vietnam, with an aim to further networking opportunities and the development of arts discourse for arts professionals in Ho Chi Minh City and Vietnam.
This series of talks is expected to benefit both the workshop participants as well as our local public and art community as it will revolve around some of the themes that we will explore in the workshop including these following suggested questions:
1) The AIS Project has an emphasis on working with mostly younger or emerging arts professionals. What is your own experience of inter-generational dynamics in the arts? How do you think one generation translates for the other, and how should we address these dynamics?
2) In the region, the last twenty years of cultural exchange — or cultural translation — has produced all kinds of exhibitions, residencies, publications, archives, collaborations with communities and so on. These conventional activities are still worth pursuing, but today many arts and cultural workers are searching for new ideas about how we gather together and interact — whether in local, regional or international contexts. What is your own experience with cultural exchange? How were the expectations of these gatherings communicated to participants? And how does one sustain the conversations that have taken place during the event after it concludes and participants go their separate ways?
3) Contemporary art and “digital culture” are characterised by plurality and fragmentation. Yet one of art’s big assumptions is that you can curate art from everywhere and exhibit it all within a single framework, like a biennale. No matter how unconventional, new art is ultimately read in the context of art history. This continuity makes it meaningful to speak of art as a specific category of cultural activity, even when one can’t draw clear boundaries around the field. Digital culture is even more plural and fragmented than art, yet it doesn’t describe a specific category so much as a universe of disparate phenomena. There is no equivalent of a biennale for digital culture, a single platform that can represent the scattered expanse of all things encoded into ones and zeros (from mobile phone multimedia to movies, music, video games, blogs and websites that cover everything from food to fashion to philosophy). If art is, deep down, discursive and reading-based, then digital culture is essentially participatory — something that we engage in. Digital content may dominate our attentions, but it’s not only the overlords of capitalism who are churning out this material. It’s us users who produce and curate a considerable share of the images, sounds and texts that fill up our drives, cloud servers and networks, which we sometimes broadcast for all to see. The digital revolution is changing how we read and write about contemporary art. How are you coming to terms with the cultural transformations of digital culture?
Nha San Collective
An independent art space in Hanoi, originated from Nha San Studio, the longest running non-profit experimental art space in Vietnam. Since the establishment in 2013, Nhà Sàn Collective has organized a series of mobile and guerrilla projects in public spaces as well as large scale projects with international institutes in Vietnam and abroad. Dedicated to examining local and global socio-political contexts and history, we support each other in pushing the boundaries of expression in Vietnam, with or without a physical space.
Their mission is to build a stable structure for contemporary art to grow in Vietnam. Through exhibitions, projects, education and exchange, we cultivate, support and challenge artists, creating room for new forms of expression and dialogue to thrive in Vietnam.
LOẠT NÓI CHUYỆN CỘNG ĐỒNG
Loạt nói chuyện cộng đồng sẽ mang tới các diễn giả đại diện cho một loạt các không gian độc lập và tổ chức nghệ thuật đa dạng từ Đông Nam Á, với mục đích tạo ra các cơ hội kết mạng làm việc nhiều hơn và làm sâu sắc hơn các diễn ngôn nghệ thuật cho các nhân sự nghệ thuật chuyên nghiệp tại Sài Gòn và Việt Nam.
Loạt nói chuyện cộng đồng này được mong đợi sẽ mang lại lợi ích cho các những người tham dự workshop lẫn cộng đồng nghệ thuật và công chúng quan tâm tại địa phương qua việc xoay quanh một số chủ đề được khảo sát trong workshop, tức những gì bao gồm trong ba câu hỏi gợi ý dưới đây:
1) Dự án trạm Ẩn/Hiện châu Á nhấn mạnh vào sự làm việc với hầu hết các nhân sự nghệ thuật chuyên nghiệp trẻ hơn hoặc mới xuất đầu lộ diện. Bạn có kinh nghiệm cá nhân gì trong việc tương tác xuyên/liên thế hệ trong hoạt động nghệ thuật? Bạn nghĩ sao về việc thế hệ này thông dịch sang những thế hệ khác, và chúng ta nên định vị những tương tác ấy như thế nào?
2) Ở phạm vi khu vực, trong vòng 20 năm trao đổi văn hoá hay thông dịch văn hoá gần đây đã sản sinh ra những loại hình triển lãm, lưu trữ, tổ chức sự kiện cộng đồng, vân vân. Những hoạt động mang tính thông lệ ấy vẫn rất đáng để theo đuổi, tuy nhiên ngày nay, nhiều người làm việc trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật đang tìm kiếm những ý tưởng mới trong cách thức giúp chúng ta kết nối và tương tác với nhau – dù là trong bối cảnh địa phương, khu vực hay quốc tế. Kinh nghiệm cá nhân của bạn trong lĩnh vực trao đổi văn hóa là gì? Và làm thế nào để có thể duy trì dư ba của những cuộc đối thoại diễn ra trong suốt sự kiện sau khi nó đã kết thúc và những người tham gia thì đã lưu tản khắp nơi?
3) Nghệ thuật đương đại và ‘văn hóa số’ mang đặc trưng là sự đa dạng và phân mảnh. Một trong những tham vọng lớn của nghệ thuật là ta có thể giám tuyển nghệ thuật từ khắp mọi nơi và triển lãm tất cả chúng trong cùng một khuôn khổ duy nhất, như ở dạng triển lãm lưỡng niên chẳng hạn. Bất chấp độ cách tân của nó thế nào đi nữa, nghệ thuật mới sau rốt vẫn cần được đọc trong bối cảnh lịch sử nghệ thuật. Tính liên tục này khiến cho việc nói đến nghệ thuật như một hạng mục riêng biệt của hoạt động văn hóa trở nên có ý nghĩa, ngay cả khi người ta không thể vạch ra những đường biên rõ ràng của nó. Văn hóa số thậm chí còn đa dạng và phân mảnh hơn cả nghệ thuật, tuy nhiên nó không định hình nên một hạng mục chuyên biệt như là tổng thể của những hiện tượng riêng rẽ. Không có bất kỳ một hình thức tương đương với triển lãm lưỡng niên nào đối với văn hóa số, cũng không có một trạm độc lập nào có thể tái hiện được sự lan rộng của tất cả những thứ được mã hóa đồng bộ thành 1 và 0 (từ điện thoại di động đa phương tiện cho đến phim ảnh, âm nhạc, trò chơi điện tử, blogs và websites –tức những thứ bao chứa tất cả từ ẩm thực, thời trang cho đến triết học). Nếu như nghệ thuật, về bản chất, mang tính diễn ngôn và dựa trên nền tảng của sự đọc, thì mặt khác, văn hóa số lại mang tính tham gia – thứ mà tất cả chúng ta đều dự phần trong đó. Nội dung số có thể chi phối sự chú ý của chúng ta, nhưng nó không chỉ đơn thuần nằm trong tay những ông trùm của chủ nghĩa tư bản – tức những người đang sản xuất hàng loạt thứ tài nguyên này. Nó còn nằm ở chính bản thân người dùng chúng ta – những người sản xuất và tuyển chọn một lượng chia sẻ đáng kể những hình ảnh, âm thanh và văn bản – tức những thứ lấp đầy ổ cứng ảo, kho dữ liệu đám mây và mạng kỹ thuật số của chính chúng ta, và là những thứ thỉnh thoảng chúng ta vẫn tung ra khắp nơi cho mọi người thấy. Cuộc cách mạng số đang thay đổi cách chúng ta đọc và viết về nghệ thuật đương đại. Bạn đang thích ứng ra sao với những biến đổi văn hoá do văn hoá số gây nên?
Nhà Sàn collective
Nhà Sàn Collective là một không gian nghệ thuật tại Hà Nội, phiên bản sau của Nhà Sàn studio, một trong các không gian nghệ thuật thử nghiệm phi lợi nhuận lâu đời nhất tại Việt Nam. Từ khi được thành lập vào năm 2013, Nhà Sàn Collective đã tổ chức một loạt các dự án di động và du kích tại các không gian công cộng cũng như các dự án có tầm vóc lớn hợp tác cùng các viện quốc tế tại Việt Nam và nước ngoài. Tập trung vào việc khảo sát các văn cảnh và lịch sử xã hội chính trị truyền thống, toàn cầu và địa phương, các thành viên hỗ trợ lẫn nhau trong việc đẩy lùi giới hạn của biểu hiện tại Việt Nam trong hoàn cảnh có hay không một không gian hoạt động vật lý.
Nhiệm vụ của Nhà Sàn Collective là xây dựng một cấu trúc vững chắc để phát triển nghệ thuật đương đại tại Việt Nam. Thông qua các triển lãm, dự án, chương trình giáo dục và trao đổi, chúng tôi bồi dưỡng, hỗ trợ và thử thách các nghệ sĩ, kiến tạo không gian cho những hình thức biểu hiện mới và các đối thoại phát triển tại Việt Nam.
www.nhasan.org