
reading english version here
NHẰM mục đích nâng cao nhận thức và cung cấp tri thức về lý thuyết phê phán và các xu hướng nghệ thuật trong nghệ thuật đương đại châu Á cũng như thế giới, đồng thời tạo ra một trạm kết nối giúp nghệ sĩ và các cây viết địa phương trao đổi với các bè bạn đồng nghiệp trên thế giới, Ga 0 tổ chức một workshop viết về nghệ thuật cùng một loạt các buổi trình bày của các khách mời châu Á và địa phương.
Workshop này là bộ phận của dự án trạm ẨN/HIỆN châu Á do Trung tâm Châu Á, quỹ Nhật Bản và Ga 0 đồng tổ chức và do Ga 0 giám tuyển.
Xem thông tin về dự án ở đây
WORKSHOP
10 ngày workshop viết về nghệ thuật bao gồm các buổi thảo luận chuyên sâu, thực hành viết, và phụ đạo trực tiếp, nhằm mục đích phát triển các nhân sự viết về nghệ thuật tại Việt Nam. Tất cả đều diễn ra tại trung tâm nghệ thuật độc lập Ga0, số 12, đường 43, Lâm Văn Bền, phường Bình Thuận, quận 7, Tp. HCM.
Những người tham dự workshop được lựa chọn qua chỉ định trực tiếp từ khắp Việt Nam, và tổng cộng có 10 người. 10 người này đều là những trí thức trẻ đang làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật hay văn học. Họ là các giám tuyển, giám đốc nghệ thuật, các giảng viên hay các điều phối viên nghệ thuật. Tất cả họ đều nói và viết trôi chảy tiếng Anh và đều đang tham gia vào khung cảnh nghệ thuật Việt Nam theo nhiều cách khác nhau
Chủ đề bao quát của workshop là “ Sự thông dịch: Hiểu về Sự Sai Khác và Khoảng cách trong nghệ thuật đương đại châu Á”. Chúng tôi sử dụng thuật ngữ “thông dịch” ở đây nhiều phần như một ẩn dụ chứ không phải như một thực hành dịch thuật ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Chúng tôi quan tâm tới việc khảo sát một cách thực hành nghệ thuật tồn tại như một sự thông dịch; tức một phương tiện để kết nối và để hiểu nhiều sự sai khác về văn hoá và địa lý trong các xã hội đương đại ở khắp các khu vực.
Workshop do một giám tuyển và một phê bình gia nghệ thuật điều phối. Một thập kỉ trước, có lẽ người ta cho rằng một workshop viết về nghệ thuật nên được một phê bình gia nghệ thuật điều phối. Song ngày nay, các diễn ngôn nghệ thuật đương đại cũng thường được thực hành giám tuyển dẫn dắt , song song với thực hành lịch sử và lý thuyết nghệ thuật. Chính bởi vậy workshop này sẽ được điều phối từ cả hai quan điểm-giám tuyển và phê bình nghệ thuật
CẤU TRÚC
– Workshop sẽ được diễn ra hoàn toàn bằng tiếng Anh
– Workshop bắt đầu vào 18 tháng Tư, và diễn ra liên tục vào 19, 20, 21 tháng Tư. Vào ngày 22, workshop sẽ nghỉ một ngày. Sau đó workshop sẽ diễn ra trở lại vào 23 và kết thúc vào ngày 27 tháng Tư
– Mỗi ngày workshop đều bắt đầu vào bữa trưa (trừ ngày 22). Các buổi sáng những người tham dự workshop sẽ đọc tài liệu, viết hay chuẩn bị cho phiên workshop từ đầu giờ chiều diễn ra đến chiều tối. Vào các buổi chiều tối từ 19 đến 28 tháng Tư ( trừ ngày 22), sẽ có các buổi nói chuyện cộng đồng
– Bên cạnh những người tham dự workshop được tuyển chọn, sẽ có một số người quan sát tức những người được tạo cơ hội tham dự vào hai buổi hội thảo chuyên đề trong loạt hội thảo chuyên đề của workshop và vào toàn bộ các buổi nói chuyện với cộng đồng
HAI ĐIỀU PHỐI VIÊN CỦA WORKSHOP
Lee Weng Choy
Nhà phê bình nghệ thuật, giám tuyển
Lee Weng Choy là chủ tịch Ban Singapore của hiệp hội các nhà phê bình nghệ thuật quốc tế (AICA). Anh từng là đồng giám đốc của Trung tâm nghệ thuật Tiền Trạm (Substation Art Center) ở Singapore và đã giảng dạy tại Đại học Trung văn Hương Cảng; Học viện nghệ thuật Sotheby, Singapore; và Học viện nghệ thuật Chicago. Lee từng tổ chức và tham gia vào nhiều hội nghị, và đã làm việc với nhiều tổ chức nghệ thuật bao gồm Trung tâm nghệ thuật đương đại Singapore NTU và Phòng trưng bày quốc gia Singapore. Các tiểu luận bàn về nghệ thuật đương đại và văn hoá, Đông Nam Á và Singapore của anh đã xuất bản trong những ấn phẩm như: Lý thuyết nghệ thuật từ 1985, Nghệ thuật Đông Nam Á hiện đại và đương đại ( Cornell); Ở Trên Đây: Các quan giác về nghệ thuật và văn hoá quôc tế ( MIT); Lý thuyết nghệ thuật đương đại từ 1985 (Blackwell)… Hiện nay anh đang thực hiện một tuyển tập các tiểu luận của mình về các nghệ sĩ có tên là Địa chỉ của Nghệ thuật và Quy mô các Địa điểm khác.
Hiroyuki Hattori
Giám tuyển
Hiroyuki Hattori là một giám tuyển độc lập sinh tại Aichi, Nhật Bản năm 1978. Anh từng làm việc tại các định chế nhiệm trú nghệ thuật nổi tiếng như Làng Nghệ Thuật Quốc Tế Akiyoshidai và Trung Tâm Nghệ Thuật Đương Đại Aomori (ACAC) trong hơn 10 năm. Anh chuyển vai trò thành một giám tuyển độc lập từ 2016 và hoạt động nhiều tại châu Á. Các dự án giám tuyển gần đây của anh bao gồm Liên hoan nghệ thuật Towada Oirase SỐNG SÓT – Những kẻ hy vọng thời gian trên trái đất (Towarda Art Center và các địa điểm khác, 2013), TRUYỀN THÔNG/BẾP NÚC NGHỆ THUẬT (Bảo tàng quốc gia Indonesia, Jakarta/MAP KL, Kuala Lumpur/Bảo tàng Ayala, 98B Collaboratory, Dự án nghệ thuật ĐU ĐỦ XANH, Manila/Trung Tâm Văn Hoá và Nghệ Thuật Bang – kok (BACC), Bangkok/Trung Tâm Nghệ Thuật Đương Đại Aomori (ACAC), Aomori, 2013-2014, Triển lãm tam niên Aichi 2016, Con Người Thông Thái: Một chuyến lữ hành cầu vồng (Bảo tàng nghệ thuật quận Aichi, thành phố Nagoya, thành phố Okazaki và thành phố Toyahashi, 2016), và triển lãm THOÁT KHỎI ĐÔNG NAM Á (bảo tàng nghệ thuật thị giác quốc gia và trung tâm nghệ thuật Ấn Loát Sdn Bdh, Kuala Lumpur, 2017)
NHỮNG NGƯỜI THAM DỰ
Nguyễn Quốc Thành
Đồng sáng lập Nhà Sàn Collective
Sáng lập liên hoan Queer Forever!
Đỗ Tường Linh
Giám tuyển, giám đốc Six Space
Trần Duy Hưng
Đồng sáng lập nhóm The Onion Cellar
Quản lý dự án tại Gallery Quỳnh
Trâm Đỗ
Điều phối gallery
Nguyễn Hoàng Thiên Ngân
Người viết và dịch giả tự do
Khương Lê
Đại diện và giám đốc chương trình tại Cà Phê Thứ Bảy
Sáng lập viên của Vanity Việt Nam
Dương Mạnh Hùng
Điều phối chương trình tại Salon Saigon
Nguyễn Thị Minh
Giảng viên trường Đại học sư phạm tp. Hồ Chí Minh
Nguyễn Bích Trà
Quản lý Sàn Art
Trương Quế Chi
Giám tuyển tại Nhà Sàn Collective
LOẠT NÓI CHUYỆN CỘNG ĐỒNG
Loạt nói chuyện cộng đồng sẽ mang tới các diễn giả đại diện cho một loạt các không gian độc lập và tổ chức nghệ thuật đa dạng từ Đông Nam Á, với mục đích tạo ra các cơ hội kết mạng làm việc nhiều hơn và làm sâu sắc hơn các diễn ngôn nghệ thuật cho các nhân sự nghệ thuật chuyên nghiệp tại Sài Gòn và Việt Nam.
Loạt nói chuyện cộng đồng này được mong đợi sẽ mang lại lợi ích cho các những người tham dự workshop lẫn cộng đồng nghệ thuật và công chúng quan tâm tại địa phương qua việc xoay quanh một số chủ đề được khảo sát trong workshop, tức những gì bao gồm trong ba câu hỏi gợi ý dưới đây:
1) Dự án trạm Ẩn/Hiện châu Á nhấn mạnh vào sự làm việc với hầu hết các nhân sự nghệ thuật chuyên nghiệp trẻ hơn hoặc mới xuất đầu lộ diện. Bạn có kinh nghiệm cá nhân gì trong việc tương tác xuyên/liên thế hệ trong hoạt động nghệ thuật? Bạn nghĩ sao về việc thế hệ này thông dịch sang những thế hệ khác, và chúng ta nên định vị những tương tác ấy như thế nào?
2) Ở phạm vi khu vực, trong vòng 20 năm trao đổi văn hoá hay thông dịch văn hoá gần đây đã sản sinh ra những loại hình triển lãm, lưu trữ, tổ chức sự kiện cộng đồng, vân vân. Những hoạt động mang tính thông lệ ấy vẫn rất đáng để theo đuổi, tuy nhiên ngày nay, nhiều người làm việc trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật đang tìm kiếm những ý tưởng mới trong cách thức giúp chúng ta kết nối và tương tác với nhau – dù là trong bối cảnh địa phương, khu vực hay quốc tế. Kinh nghiệm cá nhân của bạn trong lĩnh vực trao đổi văn hóa là gì? Và làm thế nào để có thể duy trì dư ba của những cuộc đối thoại diễn ra trong suốt sự kiện sau khi nó đã kết thúc và những người tham gia thì đã lưu tản khắp nơi?
3) Nghệ thuật đương đại và ‘văn hóa số’ mang đặc trưng là sự đa dạng và phân mảnh. Một trong những tham vọng lớn của nghệ thuật là ta có thể giám tuyển nghệ thuật từ khắp mọi nơi và triển lãm tất cả chúng trong cùng một khuôn khổ duy nhất, như ở dạng triển lãm lưỡng niên chẳng hạn. Bất chấp độ cách tân của nó thế nào đi nữa, nghệ thuật mới sau rốt vẫn cần được đọc trong bối cảnh lịch sử nghệ thuật. Tính liên tục này khiến cho việc nói đến nghệ thuật như một hạng mục riêng biệt của hoạt động văn hóa trở nên có ý nghĩa, ngay cả khi người ta không thể vạch ra những đường biên rõ ràng của nó. Văn hóa số thậm chí còn đa dạng và phân mảnh hơn cả nghệ thuật, tuy nhiên nó không định hình nên một hạng mục chuyên biệt như là tổng thể của những hiện tượng riêng rẽ. Không có bất kỳ một hình thức tương đương với triển lãm lưỡng niên nào đối với văn hóa số, cũng không có một trạm độc lập nào có thể tái hiện được sự lan rộng của tất cả những thứ được mã hóa đồng bộ thành 1 và 0 (từ điện thoại di động đa phương tiện cho đến phim ảnh, âm nhạc, trò chơi điện tử, blogs và websites –tức những thứ bao chứa tất cả từ ẩm thực, thời trang cho đến triết học). Nếu như nghệ thuật, về bản chất, mang tính diễn ngôn và dựa trên nền tảng của sự đọc, thì mặt khác, văn hóa số lại mang tính tham gia – thứ mà tất cả chúng ta đều dự phần trong đó. Nội dung số có thể chi phối sự chú ý của chúng ta, nhưng nó không chỉ đơn thuần nằm trong tay những ông trùm của chủ nghĩa tư bản – tức những người đang sản xuất hàng loạt thứ tài nguyên này. Nó còn nằm ở chính bản thân người dùng chúng ta – những người sản xuất và tuyển chọn một lượng chia sẻ đáng kể những hình ảnh, âm thanh và văn bản – tức những thứ lấp đầy ổ cứng ảo, kho dữ liệu đám mây và mạng kỹ thuật số của chính chúng ta, và là những thứ thỉnh thoảng chúng ta vẫn tung ra khắp nơi cho mọi người thấy. Cuộc cách mạng số đang thay đổi cách chúng ta đọc và viết về nghệ thuật đương đại. Bạn đang thích ứng ra sao với những biến đổi văn hoá do văn hoá số gây nên?
HÌNH THỨC TIẾN HÀNH
– Các buổi nói chuyện cộng đồng sẽ được tổ chức bằng tiếng Anh có phiên dịch tiếng Việt tại Ga0 mỗi buổi tối từ ngày 18 đến ngày 26 tháng 4.
– Mỗi buổi Nói chuyện Cộng đồng sẽ bao gồm ít nhất 2 diễn giả (vào một vài buổi sẽ có thể có 3 người). Mỗi buổi nói chuyện sẽ kéo dài từ 20-25 phút. Sau khi cả 2 diễn giả trình bày xong, sẽ có phần hỏi đáp diễn ra trong khoảng 30-40 phút.
– Loạt nói chuyện này sẽ được mở cửa tự do cho tất cả mọi người và sẽ được công bố sau trên trang facebook và website – của chúng tôi để đăng ký.
– Người nghe được khuyến khích mang theo đồ ăn vặt và thức uống đến để cùng chia sẻ với mọi người.
CÁC KHÁCH MỜI
Koh Nguang How
Nhà nghiên cứu, giám tuyển
Koh Nguang How sinh năm 1963 tại Singapore. Anh là một nghệ sĩ thành viên của nhóm Làng Nghệ Sĩ đồng thời là một nhà nghiên cứu về nghệ thuật Singapore. Koh Nguang How từng làm việc tại Bảo Tàng Nghệ Thuật Quốc Gia Singapore với vai trò trợ lý giám tuyển từ 1985 – 1991. Các thực hành nghệ thuật của anh bao gồm nhiếp ảnh, nghệ thuật collage, sắp đặt, trình diễn, lập thư khố và giám tuyển. Anh bắt đầu triển lãm các bộ thư khố nghệ thuật vào năm 1992 tại Gallery 21 trong chương trình “Performance Week (Tuần trình diễn)” tại Singapore. Năm 2005, Koh Nguang How xây dựng “Dự án thư khố nghệ thuật Singapore” và sau đó triển lãm từng phần hoặc toàn bộ dự án tại một số sự kiện bao gồm Triển lãm lưỡng niên Siangpore lần 3, lễ khai trương chương trình nhiệm trú Singapore NTU CCA và khai trương Trung Tâm Văn Hoá Châu Á tại Gwangju, Hàn Quốc.
98 COLLABoratory
Đại diện bởi Marika B. Constantino
98B Collaboratory là một không gian nghệ thuật do nghệ sĩ điều hành tại Manila, Philippines. Ý tưởng chính của nó là tạo nên một cơ chế làm việc nơi nghệ sĩ và các cá nhân sáng tạo từ các nguyên tắc khác nhau có thể tương tác và làm việc cùng nhau đồng thời có thể trình bày về nghệ thuật, sáng tạo và thiết kế theo nhiều cách khác nhau; Đó có thể là nói chuyện, hội hè, xuất bản, nấu nướng hay thậm chí chỉ là một buổi tụ tập. Đây là một không gian thử nghiệm nghệ thuật đa liên ngành nhằm tìm kiếm một sự hội tụ của các nghệ sĩ, nhà thiết kế, giám tuyển, cây viết, nhạc sĩ, nhà làm phim, nhà hoạt động, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu, những người làm về văn hoá, nghệ sĩ biểu diễn, sinh viên và cộng đồng.
http://www.98-b.org/
Gong Jow Jiun
Phó giáo sư, tiến sĩ, giám tuyển
Gong Jow Jiun sinh năm 1966 tại Chayi, Đài Loan. Năm 1998, Gong tốt nghiệp khoa Triết học của Đại học Quốc gia Đài Loan với luận văn của anh về Phép biện chứng giữa Thân Thể và Tưởng Niệm: Nietzsche, Husserl, Merleau Ponty. Sau khi giảng dạy tại một số trường đại học ở Đài Loan, năm 2007, anh được bổ nhiệm làm phó giáo sư và giám đốc chương trình tiến sĩ về sáng tạo và lý thuyết nghệ thuật tại Đại học Nghệ thuật Thành phố Đài Nam. Từ năm 2009, anh cũng tổ chức tạp chí nghệ thuật hàng quý Art Critique ở Đài Loan (ACT), làm tổng biên tập và chủ tịch đồng thời xây dựng nó như là một tạp chí dành cho cộng đồng. Một năm sau, trong năm 2010, ACT đã đoạt giải thưởng Ấn phẩm phát hành quốc gia như một tạp chí Văn hóa nổi bật.
Gong cũng được nhìn nhận như một chuyên gia Trung Quốc chuyên dịch các tác phẩm của Gaston Bachelard, Maurice Merlau-Ponty và Carl Gustav Jung.
Ngoài nghiên cứu của mình, Gong cũng tham gia vào các hoạt động giám tuyển. Trong năm 2013, anh đã tổ chức triển lãm Are we working too much? (Chúng ta đang làm việc quá nhiều?) Tại Gallery Eslite, Đài Bắc. Cùng với triển lãm, anh cũng xuất bản hai cuốn sách, Are we working too much? I: Workbook và Are we working too much? II: Field Narratives. Thực hành giám tuyển gần đây của Gong là chương trình The return of the Ghosts (Sự trở lại của những hồn ma) vào năm 2015 và xuất bản hai cuốn sách cùng tên, mà anh là đồng giám tuyển (với Nobuo Takamori) và được hỗ trợ bởi Bảo tàng Đài Bắc Honga. Từ năm 2016 đến năm 2017, anh là giám tuyển chính của Mutual Companionship in Near Future: Liên hoan Nghệ thuật Đương đại Quốc tế Soulangh và đã mời 38 nghệ sĩ quốc tế trưng bày các tác phẩm của họ tại thành phố Đài Nam.
Takamori Nobuo
Giám tuyển
Takamori Nobuo là một giám tuyển mang hai dòng máu Nhật và Đài Loan, sinh ra tại Đài Loan và hiện đang làm việc tại Đài Bắc. Takamori cũng là nghiên cứu sinh tiến sĩ của Đại học Chiao -Tung của Đài Loan và là giảng viên của Đại học Quốc gia Đài Bắc. Trong khi đó, anh cũng là một cây viết về nghệ thuật độc lập, có nhiều bài báo được phát hành trong một số tạp chí hoặc truyền thông ở Đài Loan và Châu Á. Công việc giám tuyển của anh tập trung vào việc kết nối giữa Đài Loan, Đông Nam Á, Nam Á và Châu Mỹ Latinh. Để đạt được lý tưởng này, vào năm 2009, Takamori thành lập Outsider Factory, một nhóm này tập hợp các giám tuyển trẻ làm việc với việc tạo ra những kết nối và thử nghiệm hợp tác với Đông Nam và Nam Á.
Những dự án giám tuyển nổi bật của anh bao gồm: “Post-Actitud: El Artecontemporáneo de Jóvenes Artistas de Taiwan”, 2011 tại Ex Teresa Arte Actual, thành phố Mexico, Mexico; “Đất Nước Phía Nam, Phía Nam Đất Nước: Dự án trao đổi nghệ sĩ Việt Nam và Đài Loan” năm 2012, một dự án hợp tác giữa Ga0 tại tp. HCM và Không gian Howl tại Đài Nam, Đài Loan; “Nỗi nhớ xa lạ (Unfamiliar Nostalgia)” tại nhiều địa điểm khác nhau ở Đài Loan và “Chuyến đi mùa hè (Sommerreise)” tại GlogauAIR, Berlin (làng nghệ thuật); “Khu vườn thất lạc (The Lost garden)” tại Eslite Gallery, Đài Bắc năm 2014; Triển lãm Video art quốc tế năm 2014 tại Bảo tàng Honga, Đài Bắc “Sự trở lại của những hồn ma (The Return of Ghosts)”; “Tôi không thuộc về (I Don’t Belong)” tại Galleria H., Đài Bắc năm 2015 và “Huyền thoại hoang dã (Wild Legend)” tại bảo tàng Juming, Kim Sơn năm 2015. Năm 2013, Takamori cũng làm việc như một biên tập viên của số đặc biệt về Sự tương tác của nghệ thuật đương đại giữa Đài Loan và Đông Nam Á của tạp chí “Phê bình nghệ thuật tại Đài Loan (Art Critique in Taiwan)”
Đông Nam Trong Hiện Tại (Tạp chí)
Đại diện bởi Roger Nelson, Simon Soon, Lyno Vuth
ĐÔNG NAM TRONG HIỆN TẠI: Các hướng đi của nghệ thuật hiện đại và đương đại tại châu Á trong một tạp chí do một nhóm giám tuyển và học giả thành lập với mục tiêu hướng tới và lắng nghe sát sao các không gian diễn ngôn nghệ thuật trong, từ, và xung quanh khu vực mà chúng tôi coi là Đông Nam Á, từ một quan giác lịch sử. Tạp chí đưa ra một loạt quan đểm không chỉ về nghệ thuật đương đại và hiện đại của Đông Nam Á mà còn về chính khu vực: biên giới, bản sắc, hiệu quả và những hạn chế như một dấu hiệu địa lý và một hình thức khái niệm. Như vậy, tạp chí này được định nghĩa bằng việc tập trung vào sự cần thiết của một thảo luận nghiêm ngặt về nghệ thuật đương đại và hiện đại của khu vực nằm ở phía nam Trung Quốc, phía đông Ấn Độ và phía Bắc Australia.
http://southeastofnow.com
Hậu – bảo tàng
Đại diện bởi Woon Tien Wei và Jennifer Teo
Hậu-Bảo Tàng là một không gian văn hoá xã hội và nghệ thuật độc lập tại Singapore với mục tiêu khuyến khích và ủng hộ một cộng đồng làm chủ phản ứng của mình (proactive) và biết tư duy độc lập. Đây là một trạm mở cho khảo sát đời sống đương đại, cổ vũ nghệ thuật và kết nối con người
Là một dự án được khởi xướng bởi nhóm giám tuyển p-10, Hậu – Bảo tàng nhắm đến mục đích hồi phản lại chính nơi chốn và cộng đồng của mình cũng như trở thành một trung tâm văn hoá địa phương và toàn cầu.
Từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 8 năm 2011, Hậu – Bảo tàng đặt trụ sở tại hai căn nhà phố thương mại được xây từ những năm 1920 lại Little India, một khu vực mang tính lịch sử và văn hoá của Singapore. Mặt bằng dọc đường Rowell bao gồm Cửa hàng thực phẩm #03 (bar Deli), Phòng trưng bày (không gian triển lãm và trình diễn), Phòng hậu (Không gian đa năng), xưởng nghệ sĩ và văn phòng. Chúng tôi hoạt động như một địa điểm cho thuê cũng như tổ chức các sự kiện và hoạt động khác nhau bao gồm các cuộc triển lãm trong nước và quốc tế, chương trình nhiệm trú đành cho các tài năng trong nước và nước ngoài, workshop, các lớp học, các dự án cộng đồng, nghiên cứu, xuất bản, v.v
Hậu – Bảo tàng là một doanh nghiệp xã hội có được nguồn tài trợ từ các cá nhân, công ty tư nhân và các quỹ công. Hiện không có không gian cố định nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục tổ chức các sự hiện và hoạt động tại các địa điểm khác nhau.
https://postmuseum.wordpress.com/
T.I.G.A (Tindakan Gerak Asuh) [Malaysia]
Đại diện bởi Aisyah Baharuddin
T.I.G.A (Tindakan Gerak Asuh) là một nhóm nghệ thuật năng động và phi lợi nhuận gồm 3 thành viên, những người đang tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động nghệ thuật. Từ năm 2013, T.I.G.A thành lập và điều hành một không gian sáng tạo dành cho cộng đồng có tên là “Pusat Sekitar Seni”.
Pusat Sekitar Seni được thành lập như một không gian hỗ trợ tư duy phản biện và sự sáng tạo trong việc nâng cao nhận thức về các vấn đề bản địa trong thôn làng, tập trung vào thiên nhiên và nhân văn. PSS làm việc chặt chẽ với giới trẻ trong các dự án sáng tạo nơi họ được trực tiếp tham gia làm việc cùng các nghệ sĩ, những nhà hoạt động xã hội, nghệ sĩ đa phương tiện, nhạc sĩ, và những người làm vườn.
Không gian này được tạo ra nhằm khuyến khích sự tương tác và các thử nghiệm hợp tác với các ngành nghề khác nhau, sử dụng các phương tiện sáng tạo, nhằm đưa ra các vấn đề của cộng đồng địa phương dựa trên từng bối cảnh riêng biệt của từng ngành nghề. Thông qua sự khảo sát và hợp tác này, không gian cho thấy tiềm năng hỗ trợ các hoạt động nghệ thuật và văn hoá một cách hiệu quả và biến nghệ thuật thành phương tiện biểu đạt, nâng cao nhận thức, đưa ra các vấn đề và tìm ra các giải pháp bằng việc sử dụng các cách thức sáng tạo.
www.facebook.com/pusatsekitarseni/
Isabela Herig
Researcher | Nhà nghiên cứu
Isabela Herig là một nhà nghiên cứu độc lập tại London. Sau một thời gian làm việc như một nhà nhiếp ảnh và nhà thiết kế, hiện nay cô đang theo học tại Trường Nghiên cứu Phương Đông và châu Phi thuộc trường Đại Học London và sẽ tốt nghiệp cử nhân lịch sử nghệ thuật, tập trung vào khu vực Đông Nam Á. Các mối quan tâm nghiên cứu của cô bao gồm các nữ nghệ sĩ đương đại tại Indonesia và các chiến lược kỹ thuật số trong giám tuyển và truyền thông.
Nguyễn Thu Giang
Tiến sĩ ngành nghiên cúu truyền thông. Giảng viên đại học quốc gia
Nguyễn Thu Giang là giảng viên trong lĩnh vực nghiên cứu truyền thông tại Đại học Quốc Gia Việt Nam, Hà Nội. Cô vừa hoàn thành chương trình Tiến sĩ tại Đại học Queensland theo diện học bổng Chính phủ Úc (AAS). Luận án của cô nghiên cứu về mối quan hệ giữa truyền hình đại chúng và việc tái thiết quốc gia giai đoạn sau Đổi mới ở Việt Nam. Năm 2015, Giang nhận được Giải thưởng Tưởng niệm John McCullough (John McCullough Memorial Prize) của Đại học Queensland cho luận án tốt nghiệp xuất sắc nhất. Giang đã xuất bản một công trình nghiên cứu về sự hoài niệm và phim truyền hình trên Media International Australia – một tạp chí có uy tín cao trong lĩnh vực nghiên cứu truyền thông. Cô cũng là đồng tác giả trong một cuốn sách viết về sự trỗi dậy của Chủ nghĩa dân tộc thị trường ở Việt Nam do tập đoàn Palgrave MacMillan tuyển chọn. Hiện cô đang hoàn thiện một cuốn sách khác do Routledge xuất bản phát triển từ chính luận án của cô. Cuốn sách dự kiến sẽ xuất bản vào năm 2018 dưới tên gọi, Truyền hình hậu Đổi mới ở Việt Nam: Quốc gia, Truyền thông, Thị trường.
Giang rất tích cực trong việc đưa truyền thông Việt Nam vượt qua những định kiến của kiểm duyệt xã hội chủ nghĩa. Gần đây, cô đang thực hiện một dự án về quan hệ giữa truyền thông xã hội và nỗi sợ của biến động kinh tế tại Việt Nam qua trường hợp nghiên cứu thực thẩm và những hoảng loạn về môi trường. Cô cũng đồng thời quan tâm đến góc độ chính trị học của ký ức được hiển thị trên truyền hình đại chúng Việt Nam. Giang không ngừng nỗ lực thúc đẩy phát triển giáo dục công tại Việt Nam. Cô đã giảng dạy rất nhiều khóa học về lý thuyết truyền thông cho sinh viên năm 3 tại Đại học Quốc gia Việt Nam – Hà Nội, một công việc cô cực kỳ tâm huyết. Cô cũng là tác giả và đồng tác giả của nhiều nghiên cứu khoa học bằng Tiếng Việt nhằm giới thiệu những
nghiên cứu văn hóa tới độc giả trong nước.
Art For You
Đại diện bởi Bill Nguyễn
Là chương trình kết hợp giữa Manzi và Work Room Four.
Là nơi bạn có thể mua tác phẩm NGHỆ THUẬT với giá cả rất phải chăng.
Từ các phác thảo, minh hoạ tới nhiếp ảnh, hội hoạ; từ ý tưởng sơ khai tới tác phẩm hoàn thiện; từ băn khoăn, chất vấn tới ngụ ý, hồi đáp. Tất cả đều do các nghệ sĩ tài năng & tinh tế của Hà Nội tạo nên.
Là cách tốt nhất để ủng hộ nghệ sĩ sở tại (họ xứng đáng được như vậy) và thúc đẩy vòng quay không ngừng của sự sáng tạo.
Là nơi bạn sẽ khám phá một điều gì đó mới mẻ, đẹp đẽ và cuốn hút… và tặng cho nó một mái nhà.
www.facebook.com/artforyouvietnam/
Sao La
Đại diện bởi Tố Lan
Sao La là một dự án/nhóm nghệ thuật độc lập và phi lợi nhuận ở Sài Gòn – Tp. Hồ Chí Minh, chú trọng vào sự liên hệ, và mối tương quan giữa nghệ sĩ, cộng đồng và chính bản thân nghệ thuật.
Với tính chất của một không gian “du hành”, không dựa vào một địa điểm cố định, Sao La mang hai nhiệm vụ chính: làm cho nghệ thuật đương đại trở nên gần gũi với công chúng Việt Nam thông qua các chương trình giáo dục, và đồng thời hỗ trợ cộng đồng sáng tạo đang phát triển của Việt Nam. Sao La sẽ không chỉ là một đơn vị tổ chức triển lãm, chiếu phim/video; tổ chức các buổi hội thảo và thuyết giảng mà còn là một không gian thân mật cho các nghệ sĩ trẻ của Việt Nam đến để thử nghiệm, thách thức và phát triển những thực hành sáng tạo.
Sao La là tên của một trong những loài động vật có vú hiếm nhất thế giới được tìm thấy duy nhất ở dãy núi Trường Sơn nằm giữa Việt Nam và Lào. ‘Sao’ nếu đứng riêng có thể hiểu là ‘sao trời’ hoặc những câu hỏi chất vấn ‘Làm thế nào?’, ‘Cái gì?’ hoặc ‘Tại sao?’ La ngụ ý một tiếng thét, gọi hoặc kêu la.
http://saolacollective.weebly.com/
The Onion Cellar
Đại diện bởi Trần Duy Hưng
Năm năm kể từ khi thành lập, The Onion Cellar, được điều hành bởi một nhóm công dân Việt Nam đã tự ghi dấu ấn cho riêng mình như là một trong những gương mặt lập dị, liều lĩnh và hết sức khác biệt trong khung cảnh văn hóa – nghệ thuật của đất nước – một trong những bí mật tại Việt Nam mà ai cũng biết.
Với mục đích đóng góp vào sự phát triển của âm nhạc, phim ảnh và các ngành nghệ thuật độc lập và không theo lệ thường ở Việt Nam, The Onion Cellar đã mang đến sự kết hợp giữa các nghệ sĩ âm thanh nổi tiếng quốc tế và những tài năng tuyệt vời nhất của Việt Nam trong các buổi trình diễn khó quên được tạo nên bởi sự pha trộn độc lạ giữa các bộ môn âm nhạc khác nhau.
Vào những dịp khác, họ làm kinh ngạc người yêu phim trong nước bằng những thước phim kinh điển hàng đầu không theo một thể loại nhất định, tiếp cận một cách tinh tế và khảo sát mối quan hệ phức tạp giữa âm thanh và hình ảnh.
Sở hữu một sự cởi mở đến mức dư thừa, một phần vui vẻ thuần tuý và tính hoà nhập, The Onion Cellar đã và đang phối hợp với những đơn vị ở nhiều nơi và nhiều lĩnh vực khác nhau, cả ở Việt Nam và ở các nước khác.
www.facebook.com/theonioncellar/
Nha San Collective
Đại diện bởi Nguyễn Quốc Thành & Trương Quế Chi
Nhà Sàn Collective là một không gian nghệ thuật tại Hà Nội, phiên bản sau của Nhà Sàn studio, một trong các không gian nghệ thuật thử nghiệm phi lợi nhuận lâu đời nhất tại Việt Nam. Từ khi được thành lập vào năm 2013, Nhà Sàn Collective đã tổ chức một loạt các dự án di động và du kích tại các không gian công cộng cũng như các dự án có tầm vóc lớn hợp tác cùng các viện quốc tế tại Việt Nam và nước ngoài. Tập trung vào việc khảo sát các văn cảnh và lịch sử xã hội chính trị truyền thống, toàn cầu và địa phương, các thành viên hỗ trợ lẫn nhau trong việc đẩy lùi giới hạn của biểu hiện tại Việt Nam trong hoàn cảnh có hay không một không gian hoạt động vật lý.
Nhiệm vụ của Nhà Sàn Collective là xây dựng một cấu trúc vững chắc để phát triển nghệ thuật đương đại tại Việt Nam. Thông qua các triển lãm, dự án, chương trình giáo dục và trao đổi, chúng tôi bồi dưỡng, hỗ trợ và thử thách các nghệ sĩ, kiến tạo không gian cho những hình thức biểu hiện mới và các đối thoại phát triển tại Việt Nam.
www.nhasan.org
XEM Vietnam
Đại diện bởi Quang Lâm
Xem Việt Nam là một nhóm có năm thành viên, hầu hết đều là nghệ sĩ: Phan Quang, Nguyễn Trần Ưu Đàm, Hoàng Dương Cầm, Nguyễn Trúc, Quang Lâm. Sự độc đáo của nhóm nằm ở chỗ nó có chức năng như một không gian nghệ thuật song lại không có địa chỉ hay các sự tụ tập vật lý
www.facebook.com/xem.vietnam